CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:27

Bà bầu nên ăn uống bình thường nhưng có 1 điều quan trọng cần tăng cường trong bữa ăn

Tăng cân trong thai kỳ là một chuyện hết sức bình thường và hầu như là mẹ nào cũng tăng cân không nhiều thì ít. Có mẹ sẽ tăng đúng chuẩn là từ 10– 16kg, nhưng cũng có mẹ chỉ tăng từ 8 đến 10kg trong khi thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh. Song, chuyện tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng không phải là trường hợp hiếm gặp, thậm chí có mẹ còn tăng đến tận 45kg – tương đương với cân nặng của một người lớn bình thường.

Bà mẹ Jamie Kaur đến từ Singapore đã tăng cân rất nhiều trong suốt thai kỳ: "Sau khi cơn ốm nghén khủng khiếp của tôi lắng xuống, ở tam cá nguyệt thứ hai, tôi đã bất lực trước mọi cơn đói và tôi ăn uống như để bù đắp cho khoảng thời gian trước tôi không ăn uống được gì. Bạn tưởng tượng mà xem, tôi ăn 5 đến 6 bữa mỗi ngày, với 3 phần ăn đầy đủ mỗi lần".

Đừng nghĩ cứ mẹ tăng cân nhiều là con khỏe, "mang thai là phải ăn cho hai người" đã là suy nghĩ lỗi thời rồi - Ảnh 1.

Sau một thời gian ốm nghén không ăn được gì, dường như mẹ bầu có xu hướng ăn bù cho quãng thời gian đó (Ảnh minh họa).

Đến tháng thứ tám của thai kỳ, Jamie đã tăng gần gấp đôi trọng lượng lúc trước khi mang thai, cô nặng tròn trèm ở mức 100kg. Jamie còn kể có một người bạn lâu ngày không gặp đã bị sốc khi trông thấy cô tại thời điểm đó, cô ấy còn kinh ngạc đến mức hét toáng lên rằng: "Trời ơi, chuyện gì đã xảy ra với bạn của tôi vậy?".

Tương tự như thế, Melissa Klyne, 38 tuổi, cũng đến từ Singapore đã ăn như điên sau khi vật lộn với chứng ốm nghén nặng trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Cô ấy đã ăn cho hai người. "Cuối cùng thì tôi cũng đã tìm lại được cảm giác ngon miệng, tôi đã uống một hộp sữa sô cô la một lít mỗi ngày và ăn hết hai đĩa cơm mỗi bữa", Melissa kể.

Từ thân hình mảnh dẻ, cân đối ở con số 58kg, Melissa đã vượt lên đến 83kg. Cô đi lại nặng nề và những hành động đơn giản như ra khỏi xe ô tô cũng trở nên khó khăn. "Chồng tôi phải kéo tôi ra khỏi chỗ ngồi vì tôi không thể tự mình ra ngoài. Mọi người đều nghĩ tôi mang song thai", cô chia sẻ.

Vậy có nên tăng cân quá nhiều trong thai kỳ?

Đừng nghĩ cứ mẹ tăng cân nhiều là con khỏe, "mang thai là phải ăn cho hai người" đã là suy nghĩ lỗi thời rồi - Ảnh 2.

Các bác sĩ nói rằng đó không có lý do gì để các bà bầu được ăn uống thỏa thích. Ăn cho hai người khi mang thai là một quan niệm lỗi thời (Ảnh minh họa).

Khi thai nhi lớn lên và phát triển thì cơ thể của người mẹ sẽ như một quả bóng được bơm căng và tăng cân là một điều cần thiết trong khi mang thai. Mặc dù vậy, các bác sĩ nói rằng đó không có lý do gì để các bà bầu được ăn uống thỏa thích. Ăn cho hai người khi mang thai là một quan niệm lỗi thời. Bác sĩ khoa phụ sản Christopher Ng, làm việc tại phòng khám bà mẹ và trẻ em GynaeMD nói: "Bạn nên ăn như bình thường. Đừng tăng số lượng mà hãy tăng chất lượng. Đó mới điều quan trọng". Ông còn cho biết thêm, thông thường, các bà bầu sẽ tăng cân nhiều nhất trong nửa sau của thai kỳ, còn ở 20 tuần đầu tiên thì mức tăng chỉ từ 2kg đến 3kg.

Bác sĩ Tan Wei Ching, chuyên gia tư vấn cao cấp tại Khoa Đa khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) cho biết, mức tăng cân được khuyến nghị khi mang thai là từ 10kg đến 16kg. Nếu các bà bầu bắt đầu thừa cân thì nên giảm cân và ngược lại nếu thiếu cân thì nên cố gắng tăng cân.

Các mẹ bầu tăng cân quá nhiều dễ gây ra các biến chứng trong thai kỳ

Đừng nghĩ cứ mẹ tăng cân nhiều là con khỏe, "mang thai là phải ăn cho hai người" đã là suy nghĩ lỗi thời rồi - Ảnh 3.

"Mẹ tăng cân nhiều trong khi mang thai không có nghĩa là em bé khỏe mạnh hơn", bác sĩ Tan nói. "Ngược lại, ăn quá nhiều đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến bà mẹ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, dễ dẫn đến việc sinh non và em bé kém khỏe mạnh. Ngoài ra, về mặt thể chất, trọng lượng dư thừa có thể làm trầm trọng thêm sự khó chịu mà mẹ bầu gặp phải khi mang thai, bao gồm đau lưng, đau chân, đau khớp, giãn tĩnh mạch, ợ nóng và trĩ".

Bác sĩ Ng giải thích thêm: "Chưa kể tăng cân quá nhiều còn khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị biến chứng từ sẩy thai, tiểu đường thai kỳ cho đến tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé".

Bằng chứng là trong tuần thứ 37 của thai kỳ, Jamie đã bị tiền sản giật và phải nằm viện 1 tuần, trong khi con gái cô sinh ra chỉ ở mức cân nặng 2,8kg. "Cứ nghĩ đến sự chênh lệch giữa cân nặng của mẹ và của em bé là tôi lại thấy tồi tệ. May mắn là không có chuyện gì xảy ra với con gái tôi", Jamie nói. Đồng thời cô cũng thừa nhận rằng thừa cân đã làm tổn hại đến đầu gối của cô, nó không thể đỡ nỗi một thân hình đồ sộ. Các chuyến đi mua sắm của cô đã trở thành cực hình khi cứ 5 phút cô lại phải ngồi xuống nghỉ ngơi vì đầu gối đau đớn. "Hầu hết thời gian tôi chọn ở nhà, đầu gối của tôi rất đau mỗi khi tôi đi bộ", Jamie nhớ lại.

Các mẹ bầu chỉ nên tăng cân từng chút theo từng giai đoạn

Đừng nghĩ cứ mẹ tăng cân nhiều là con khỏe, "mang thai là phải ăn cho hai người" đã là suy nghĩ lỗi thời rồi - Ảnh 4.

Ăn uống hợp lý, bổ dưỡng kèm thêm tập thể dục thường xuyên là phương pháp giúp mẹ kiểm soát cân nặng trong khi mang thai (Ảnh minh họa).

Cả hai bác sĩ đều nói rằng phương pháp thông thường nhất để kiểm soát việc tăng cân khi mang thai là ăn uống hợp lý. "Không có gì phải quá gò ép bản thân, nhưng các mẹ phải ăn uống điều độ và bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tập thể dục như đi bộ nhanh, bơi lội, nâng tạ nhẹ và yoga cũng có thể giúp đỡ mẹ bầu kiểm soát được cân nặng của mình", Bác sĩ Tan nói.

Cụ thể: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, vì ốm nghén nên mẹ sẽ tăng 1kg. Trong 3 tháng kế tiếp, mẹ tăng khoảng từ 4-5kg, và 3 tháng cuối chuẩn bị về đích, trọng lượng của mẹ sẽ tăng 5-6kg. Các mẹ lưu ý là từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

H.H

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh