THỨ NĂM, NGÀY 12 THÁNG 09 NĂM 2024 12:26

Áp tơ miệng

Áp tơ miệng

Đại cương

Áp tơ miệng là sự xuất hiện các chấm trắng nhỏ ở môi lợi, gây đau, xót nhất là khi ăn mặn và chua; về đêm thường làm sưng môi, cằm. Tổn thương là một vết loét có đường kính 3-10 mm thường là hình tròn, gây đau nhức tại chỗ, cảm giác bị bỏng, căng và nặng thêm khi cọ xát, tiếp xúc với thức ăn, gây trở ngại khi nhai, nói. Mỗi đợt áp-tơ đều tiến triển qua 4 giai đoạn.bình quân cứ 5 người thì một người mắc bệnh này.

Nguyên nhân của áp tơ miệng có thể do: Nhiễm khuẩn, hoặc Nội tiết: (Gặp nhiều ở phụ nữ thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai). Tâm lý (Stress được xem như một yếu tố thuận lợi). Các thực phẩm cay chua ( ớt, tiêu, chanh, giấm...). Thiếu sắc hoặc sinh tố B12.....

Giai đoạn khởi phát. Trước khi phát bệnh 1 ngày, bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở vùng niêm mạc sẽ bị loét.

Giai đoạn trước loét: Từ 1 đến 3 ngày xuất hiện một vết ban nhỏ có màu đỏ hoặc xuất hiện một nốt sần ở giữa màu vàng, có quầng đỏ bao quanh. Tổn thương này có thể tự khỏi sau 2-3 ngày.

Giai đoạn loét: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Tổn thương lúc này rộng ra, màng hoại tử tróc ra để lại một vết loét hình tròn có đường kính 2-10mm đáy trũng, bờ rõ rệt, có viền đỏ bao quanh và tiết dịch nhày ở giữa.

Giai đoạn lành bệnh: Đau giảm dần sau 5-7 ngày. Viêm và quầng đỏ biến dần. Đáy vết loét trở lại màu hồng, biểu mô mọc trở lại, vết loét lành không để lại sẹo.

Bệnh đái đường, benh dai duong

Điều trị:

Nguyên nhân bệnh này theo đông y là do Tỳ vị có nhiệt ủng trệ gây nên

1. uống trong

Pháp: Thanh nhiệt tả hoả

Hoàng liên 8 Chi tử 12 Mộc thông 16
Huyền sâm 10 Liên kiều 12 Đan bì 12 Cam thảo 6
Mạch môn 12 Xích thược 12 Thăng ma 8 Cát cánh 6
     thạch cao chín 20        

sắc uống

2. Dùng ngoài

Hoàng bá 4 Cương  tằm 4 Chỉ sác 2
Sơn đậu căn 2 Bạc hà 2 Cam thảo 2 Băng phiến 0.2

Thuviensuckhoe.org tổng hợp

***************************

Tiến

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh