THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:34

Anh Sáu "Điện gió" góp phần vào sự chuyển mình của tỉnh

Nói đến những công trình lớn mà ông triển khai xây dựng không thể không nói đến Nhà máy Điện gió tại Bạc Liêu. Một trong những công trình mang lại sự đổi thay bất ngờ cho Bạc Liêu nói riêng và cả nước nói chung.

Cách đây hơn 5 năm, Vùng đất của xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu mênh mông là đồng nước nuôi tôm, là những rặng bần, đước ... khi người ta nghe đến việc xây nhà máy điện gió trên vùng biển ngập mặn này như là nghe một câu chuyện lạ. Thế nhưng ngày nay, trên chính những bãi bồi, đồng nước bát ngát ấy hàng chục trụ tuabin gió đã sừng sững hiện lên mang lại nguồn điện sạch được tạo ra từ chính nguồn gió vô tận của vùng bãi bồi ngập mặn này.

 Tháng 9/2010, Nhà máy Điện gió Bạc Liêu được khởi công, trở thành dự án điện gió đầu tiên tại ĐBSCL, xây dựng trên vùng ngập nước ven biển rộng 500 ha ở xã Vĩnh Trạch Đông với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng, công suất thiết kế 99 MW, mỗi năm cung cấp 320 triệu kWh điện.

Dự án Nhà máy điện gió này chia ra 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành vào ngày 2/10/2012 với việc lắp đặt 10 tuabin. Công suất tổng cộng của giai đoạn này là 16 MW và điện năng sản xuất dự tính khoảng 56 triệu kWh/năm.

Đến tháng 5/2013, giai đoạn 1 với 10 turbin gió đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. Tính đến tháng 3/2014, 10 turbin này đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 20 triệu kWh.

Giai đoạn 2 có nhiệm vụ lớn hơn là xây lắp 52 tuabin gió với tổng vốn đầu tư hơn 4200 tỷ đồng.

Thiết bị phục vụ cho thi công Nhà máy Điện gió Bạc Liêu là thiết bị tiên tiến, hoàn toàn được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Các turbin gió do Tập đoàn GE cung cấp có rotor cánh quạt dài 82,5m, rất phù hợp với chế độ gió cấp 3 tại Bạc Liêu. Theo các chuyên gia của GE, đây là loại turbin gió được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện với hơn 16.000 chiếc trên toàn thế giới. Mỗi turbin nặng hơn 210 tấn làm bằng thép đặc biệt, không gỉ, chịu được ăn mòn trong điều kiện khí quyển đại dương…

Giờ đây về vùng ven biển nghèo khó này nhìn những trụ tuabin gió mọc lên như đã thổi một luồng gió mới, luồng sinh khí mới cho đất và người Bạc Liêu.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Ngoài Nhà máy điện gió tại Bạc Liêu, ông Tô Hoài Dân còn nhiều công trình xây dựng khác có ý nghĩa tại tỉnh Cà Mau như thi công xây dựng bờ kè vành đai Biển Đông, xây dựng Khu du lịch Khai Long và Đất Mũi... Đặc biệt là đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Cà Mau, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cà Mau và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Đây là Nhà máy xứ lý rác thải sinh hoạt xây dựng đầu tiên tại tỉnh Cà Mau áp dụng mô hình công nghệ VIBIO. Nhà máy có tổng kinh phí xây dựng trên 350 tỷ đồng với công nghệ hoàn toàn mới, quy trình xử lý rác thải khép kín, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm phân bón sau khi xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm cho lao động nghèo trên địa bàn thành phố.

Nhà máy xử lý rác thải này có công suất xử lý 200 tấn rác 1 ngày. Đây là một quy trình công nghệ áp dụng có khả năng xử lý từ 50 đến 400 tấn chất thải hữu cơ sinh hoạt 1 ngày. Với thiết kế theo tiêu chuẩn ICC sẽ có khả năng mở rộng công suất hoạt động của hệ thống để xử lý bất kỳ khối lượng rác thải phát sinh. Mục tiêu của dự án đề ra là phải xử lý toàn bộ nguồn rác thải sinh hoạt của thành phố và các vùng lân cận.

Với những gì đã và đang đóng góp cho quê hương đất nước của mình, ông Tô Hoài Dân đã được Thủ tướng tặng Bằng khen đã có nhiều thành tích trong viêc triển khai, xây dựng Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc năm 2012; được đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị trao Huân Chương Lao động hạng III vào ngày 29/04/2014...

Tin rằng với sự quyết tâm, quyết thắng của mình thì cái tên anh Sáu "Điện gió" sẽ còn truyền xa và rộng hơn nữa.

Minh Luân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh