THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:09

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”.

Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức, khai mạc ngày 1-9, tại Hà Nội 

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. - Ảnh 1.

Dự Lễ khai mạc có ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, ông Micheal Croft, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội; Trung tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Tuân; bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhấn mạnh, các tài liệu lưu trữ được lựa chọn trưng bày tại Triển lãm đã làm nổi bật lên giá trị nghệ thuật, giá trị thời đại của Quốc ca, Quốc kỳ, Quốc huy Việt Nam - những biểu tượng, giai điệu thân thuộc của bao thế hệ Nhân dân Việt Nam. 

Triển lãm không chỉ là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu và sáng tạo của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, mà còn là kết quả của rất nhiều nỗ lực trong việc sưu tầm, bảo quản tài liệu lưu trữ quý hiếm có xuất xứ cá nhân mà Trung tâm đã và đang thực hiện. 

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. - Ảnh 2.

Bà Lê Thiên Lý, đại diện Ban Tổ chức giới thiệu với đại biểu, khách dự Triển lãm

Chia sẻ tại Lễ khai mạc, bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cho biết, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa dân tộc, thể hiện sâu sắc nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.  

Quốc kỳ Việt Nam là lá Cờ đỏ sao vàng, do chiến sĩ cộng sản, liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến vẽ, là biểu tượng thiêng liêng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. 

Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, là giai điệu thiêng liêng, hào hùng, cổ vũ tinh thần, nhiệt huyết và lòng yêu nước của Quân đội, Nhân dân Việt Nam cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.  

Quốc huy Việt Nam là biểu tượng cho một quốc gia độc lập, có chủ quyền và bản sắc dân tộc. Sự ra đời của Quốc huy Việt Nam gắn với vai trò, tài năng của Họa sĩ Bùi Trang Chước. Ông đã phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam và được lựa chọn, trình và được Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội góp ý, chỉnh sửa, hoàn chỉnh.  

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. - Ảnh 3.

Gian trưng bày tư liệu về Quốc ca Việt Nam của nhạc sĩ Văn Cao

Quốc kỳ, quốc ca, Quốc huy Việt Nam là bộ 3 biểu tượng chính thức, thể hiện hết sức đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, về cội nguồn, ý chí, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam.  

"Tài liệu về quá trình sáng tác Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam đã được các tác giả và gia đình dày công gìn giữ, để đến hôm nay, các tài liệu này được lựa chọn, giới thiệu trong Triển lãm" - Bà Trần Việt Hoa nói.  

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. - Ảnh 4.

Nhà báo Nguyễn Tiến Luyến giới thiệu những hình ảnh của mình với Trung tướng, Anh hùng LLVT Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ cùng với Quốc kỳ Việt Nam.

Trong lời tựa tại gian trưng bày một số hình ảnh của Nhà báo Nguyễn Tiến Luyến – Trưởng phòng Trị sự và Truyền thông Báo Lao động và Xã hội, Báo điện tử Dân sinh chụp tại đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa của Việt Nam tháng 5/2014, Ban Tổ chức đã giới thiệu: "Viên gạch in hình "Quốc huy Việt Nam được dùng để xây dựng các công trình đặc biệt trên quần đảo Trường Sa như những "tấm bia" khẳng định chủ quyền của Việt Nam, là một trong muôn vàn minh chứng thể hiện ý chí, lòng quyết tâm và tinh thần sức mạnh của người Việt Nam trong suốt chiều dài đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc". 

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. - Ảnh 5.

Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (áo dài trắng) và đồng nghiệp chúc mừng Nhà báo Nguyễn Tiến Luyến

Trong Chương trình "Cà Phê sáng", ngày 1/9 của VTV3, bà Lê Thiên Lý, đại diện Ban Tổ chức đánh giá: "Hình ảnh Quốc huy được in trên những viên gạch ở Trường Sa của Nhà báo Nguyễn Tiến Luyến là những hình ảnh hết sức độc đáo. Hình ảnh Quốc huy thể hiện vị trí của biểu tượng Việt Nam không chỉ trên bàn hội nghị mà còn ở biên cương như một dấu mốc, một tấm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam". 

Ảnh của phóng viên Báo LĐ&XH trưng bày Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. - Ảnh 6.

Ảnh trưng bày triển lãm của phóng viên Báo Lao động và Xã hội, Báo điện tử Dân sinh Nguyễn Tiến Luyến chụp tại đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa của Việt Nam tháng 5/2014

Triển lãm mở cửa để công chúng tham quan, tìm hiểu từ ngày 01/9/2020 và sẽ kéo dài hết năm 2020 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (số 34 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội).

Cũng trong dịp này Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách "Cách mạng Tháng Tám – Xây dựng và củng cố chính quyền 1945 – 1946". Đây là minh chứng cho sự phối hợp hết sức nhịp nhàng giữa các cơ quan lưu trữ Nhà nước, lưu trữ Đảng, giữa các cơ quan lưu trữ với cơ quan xuất bản, với chung một mục đích: Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ công chúng, phục vụ xã hội. 

MINH TIẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh