CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:00

Ăn thịt nướng, cô gái suýt chết vì nuốt phải que xiên do nói chuyện, đùa giỡn khi ăn

 

Suýt chết vì nuốt phải cây xiên que thịt nướng vào bụng

Sáng ngày 22/3/2019, bác sĩ Đinh Trọng Toàn, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM) cho biết vừa thực hiện nội soi ca hóc dị vật thực quản cho chị N.T.T.V (26 tuổi, quê Tiền Giang).

Trước đó, bệnh nhân V. được đưa vào cấp cứu do cắn và nuốt 1/3 cây tăm dùng xiên thịt nướng. Thế nhưng khi các bác sĩ thực hiện nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng cho chị V. lại không thấy dị vật ở vùng hầu họng. Lý do là dị vật đã di chuyển xuống ruột non.

Bệnh nhân được chỉ định thực hiện nội soi lấy tăm xiên que ra khỏi thực quản.

Phải dùng thòng lọng cắt Polyp để xử lý ca hóc thịt gà

Đến chiều cùng ngày, bệnh viện tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân D.N.N. (64 tuổi, quê Tiền Giang) bị hóc thịt gà.

Cô gái suýt chết vì nuốt phải thứ này lúc nhai thịt nướng: Lời cảnh báo cho người hay nói chuyện, đùa giỡn khi ăn  - Ảnh 2.

Dị vật chuyển xuống ruột non.

Bệnh nhân đã được nội soi và gắp dị vật tại phòng khám của tỉnh nhưng không thành công. Do thức ăn để lâu trong thực quản nên búi thức ăn bị mủn, phải dùng đến thòng lọng cắt Polyp mới kéo được búi thức ăn ra ngoài. Hiện cả 2 bệnh nhân đều xuất viện.

Trước đó vào ngày 18/3, một cụ ông 65 tuổi dùng tăm bông (ngoáy tai) làm vệ sinh răng. Trong lúc ngậm tăm trong miệng, cụ bất cẩn ho sặc tăm chui vào phổi.

Cô gái suýt chết vì nuốt phải thứ này lúc nhai thịt nướng: Lời cảnh báo cho người hay nói chuyện, đùa giỡn khi ăn  - Ảnh 3.

Cô gái được nội soi lấy dị vật.

Sau sự việc cụ ho nhiều, khạc máu đỏ, tức giữa ngực, khó thở ngày càng tăng nên gia đình đưa vào Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM).

Tại khoa Nội Hô hấp, bệnh nhân được chụp CT-Scan ngực phát hiện có dị vật ở phổi trái.

Các bác sĩ đã tiến hành soi phế quản ống mềm, gắp thành công từ phế quản gốc trái ra một cây tăm bông dài khoảng 97mm. Sau thủ thuật, bệnh nhân ổn định.

Lưu ý khi bị hóc dị vật

Bác sĩ điều trị cho biết, bình thường đường thở được bảo vệ bởi phản xạ đóng nắp thanh môn và hai dây thanh âm.

"Dị vật đường thở có thể bị chẩn đoán nhầm sang viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản và có thể bị chỉ định cho dùng kháng sinh kéo dài. Điều đó dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn như xẹp phổi, làm mủ trong phổi, hoại tử, áp xe phổi, tràn khí màng phổi..." - bác sĩ phân tích.

Do đó nếu bệnh nhân có triệu chứng ho sặc sụa, tím tái xuất hiện đột ngột trong khi ăn hay trẻ nhỏ khi chơi các đồ chơi nhỏ như viên bi, đồng xu, xếp hình (nhỏ), các loại hạt hồng xiêm, na… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Các bác sĩ khuyến cáo đến người dân để tránh những biến chứng do dị vật thực quản nên giữ các thói quen tốt như: ăn uống thong thả, ăn miếng nhỏ nhai kỹ; hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi ăn; cắt nhỏ thịt; chú ý chọn thực phẩm mềm cho người già và trẻ em.

Khi lỡ nuốt dị vật không nên tự ý chạy chữa, có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Hoàng Lê

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh