Ăn lẩu cua tăng trọng, nhậu thịt chó dính bả
- Tây Y
- 13:31 - 23/03/2015
Rùng mình ăn phải thịt chó dính bả, chó ở bãi rác
Theo thống kê của Liên minh bảo vệ chó châu Á, có tới 5 triệu con chó bị giết thịt mỗi năm ở VN. Nguồn cung cho thị trường thịt chó chủ yếu từ việc buôn bán chó nuôi và chó bị bắt trộm.
Theo tiết lộ của những người buôn chó, nguy cơ khách hàng ăn phải chó dính thuốc độc là rất cao khi công tác kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thịt chó hiện nay còn hết sức lỏng lẻo. Vì lợi nhuận, có những cửa hàng nhập cả chó dính bả với giá rẻ để giết thịt bán cho khách với giá cao.
Việc không kiểm soát được nguồn gốc sẽ tạo điều khiện cho 'cẩu tặc' hoành hành và nguy cơ người dân ăn phải chó dính bả là rất cao.
Bên cạnh đó, còn một nguồn cung cấp thịt chó khác cũng khiến những người thích ăn thịt chó nhất cũng phải rùng mình. Đó là nguồn thịt chó từ các bãi rác thải. Nguồn thịt này chủ yếu được chế biến thành món “rựa mận”. Do thịt được ninh nhừ cùng xả, riềng, mẻ, mắm tôm, rượu khiến thực khách khó có thể phát hiện được thịt đã thiu, thối.
Nhộm nhoạm như... lẩu cua vỉa hè!
Gần đây, lẩu cua vỉa hè, đang trở thành món ăn được nhiều người lựa chọn do giá rẻ lại dễ ăn. Tuy nhiên, theo các bác sỹ tại Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, HN thì lẩu cua vỉa hè đang là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân phải nhập viện vì ngộ độc.
Nhiều người phải nhập viện vì ngộ độc khi ăn lẩu cua vỉa hè
Bởi khi ăn lẩu cua, người dân thường có thói quen sử dụng kèm với rau sống chần tái thậm chí là ăn trực tiếp. Trong khi rau sống tại các hàng quán này được nhân viên rửa qua loa, lại bày ngay cạnh mặt đường bụi bặm rất mất vệ sinh. Hơn nữa, số lượng cua đồng bây giờ không có nhiều, để cung cấp cho các quán ăn mọc lên như nấm hiện nay thì các chủ quán phải sử dụng loại cua nuôi tăng trọng hay các gói gia vị lẩu cua để tăng độ thơm, ngon.
Nhiều người 'sợ' gạo quê mình
Nhiều người làm nông ở ĐBSCL đang trồng riêng những khoảnh lúa không phun thuốc sâu để gia đình ăn, còn những ruộng lúa có phun thuốc sâu thì để bán. Bên cạnh đó, nhiều người lại chọn mua gạo ngoại.
Xu hướng dùng gạo ngoại đang “lan tỏa”. Rất nhiều nơi ở ĐBSCL đang treo bảng bán gạo Campuchia, Thái Lan. Theo nhiều người dân, họ chọn gạo ngoại vì tin không bị bón phân hóa học, thuốc trừ sâu nên có cảm giác ngon, hy vọng an toàn cho sức khỏe. Còn gạo xứ ta chạy theo năng suất, bón nhiều phân hóa học và phun thuốc sâu, sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đua nhau mua xương cá hồi làm ruốc cho con
Xương cá hồi tươi đang được nhiều mẹ lùng mua để chế biến cho gia đình, nhất là con trẻ. Loại xương này giá rẻ, chỉ bằng 1/10 thịt cá fillet, có thể dùng làm ruốc, nấu cháo, nấu canh chua... Nhiều người còn săn mua cả thịt vụn cá hồi với giá rẻ chỉ bằng một nửa cá fillet, khi chế biến cũng có chất lượng, độ ngon không kém loại xịn.
Bà bầu, mẹ trẻ đua nhau mua xương cá hồi về tẩm bổ cho con
Theo chủ một cửa hàng bán thực phẩm sạch ở Đại Kim (Hoàng Mai, HN), xương cá hồi của cửa hàng lọc ra đến đâu bán hết đến đó. Thậm chí, khách đặt mua xương cá còn lớn hơn số lượng cửa hàng có. Có ngày cao điểm, cửa hàng bán hết gần 300 bộ xương cá hồi.