Ăn đồ để qua đêm trong tủ lạnh có hại cho sức khỏe
- Y học 360
- 21:46 - 26/09/2020
Nhiều người có thói quen để những thứ mà họ không ăn hết vào tủ lạnh, tuy nhiên điều này đôi khi không những không tiết kiệm mà còn hại thêm cho sức khỏe. Trường hợp của ông Trương (63 tuổi, Ninh Ba, Trung Quốc) là một ví dụ. Dù là một võ sư khỏe mạnh, cường tráng nhưng sau khi ăn miếng dưa lưới để qua đêm trong tủ lạnh, ông đột nhiên bị sốc, suy thận và viêm dạ dày ruột cấp tính.
"Không ngờ tình trạng tiêu chảy lại nghiêm trọng như vậy. Tôi khống dám ăn nữa", nằm trên giường, ông Trương hối hận.
Một đêm cách đây vài ngày, võ sư ăn nửa quả dưa lưới cất trong tủ lạnh vào lúc khoảng 9 giờ và sau đó chìm vào giấc ngủ yên bình. Tuy nhiên, đến 1 giờ sáng hôm sau, ông thức giấc vì cảm giác ngây ngấy sốt, người rất khó chịu. Sau 1 giờ nằm trằn trọc trên giường, ông bắt đầu đau bụng dữ dội và bị tiêu chảy.
Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ rạng sáng hôm đó, ông Trương đã chạy vào nhà vệ sinh gần 10 lần nhưng tình trạng đau bụng và tiêu chảy vẫn không thuyên giảm. Khi được đưa đến trung tâm y tế địa phương, các bác sĩ nhận thấy giá trị protein phản ứng C độ nhạy cao (hsCRP) lên tới 106.0 mg/L, cao gấp khoảng 10 lần giới hạn của giá trị bình thường!
Võ sư Trương nằm trên giường bệnh.
Mặc dù được điều trị bằng phương pháp truyền dịch, tình trạng của ông Trương ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài đau bụng và tiêu chảy, cả người ông bắt đầu cảm thấy chóng mặt, thậm chí không thể đứng vững. Khi thấy vậy, các bác sĩ và gia đình đã nhanh chóng đưa ông đến Bệnh viện Ngân Châu 2 để điều trị.
"Bệnh nhân trong tình trạng sốc khi nhập viện, trạng thái tinh thần rất kém và tình trạng bệnh khá nghiêm trọng", bác sĩ Yu Xiongwei, Khoa Thận, Bệnh viện Ngân Châu 2, người trực tiếp thăm khám cho ông Trương cho biết. Ông Trương được chẩn đoán ban đầu là "tổn thương thận cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính".
Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân bệnh tình, bác sĩ biết được rằng ông Trương đã ăn hoa quả để qua đêm trong tủ lạnh, tiến hành xét nghiệm Widal và cấy phân cho kết quả xác nhận là dương tính, tức là ông Trương đã bị nhiễm bệnh thương hàn do nhiễm khuẩn Bacillus cereus.
"Thủ phạm chính là nửa quả dưa lưới", bác sĩ Ouyang Lingxia, Trưởng Khoa Thận, Bệnh viện Nhị Châu 2 khẳng định. Ông Ouyang cũng cho biết thêm trực khuẩn thương hàn (Bacillus cereus) chịu được nhiệt độ thấp và có thể tồn tại vài tháng trong môi trường đông lạnh, ngay khi gặp nhiệt độ cao là có thể hoạt động trở lại. Một khi cơ thể con người bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau bụng, tiêu chảy dữ dội, đau đầu.
Trường hợp của võ sư Trương là do một chuỗi phản ứng gây bệnh tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, ông Trương bị mất nước trầm trọng do tiêu chảy kéo dài, mất cân bằng điện giải, phá hủy môi trường bên trong cơ thể khiến lượng máu của toàn bộ cơ thể giảm mạnh, lượng máu tuần hoàn của thận giảm, dẫn đến mức lọc cầu thận tiếp tục giảm, làm cho chất thải nitơ dự trữ trong cơ thể, nước, điện giải và cân bằng axit-bazơ bị rối loạn, gây tổn thương thận cấp, viêm dạ dày ruột cấp.
"Vì vậy, đừng coi thường bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy nặng còn có thể gây suy thận cấp hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt những người có chức năng thận kém cần đặc biệt lưu ý", ông Ouyang Lingxia khuyến cáo.
Bác sĩ nhắc nhở người dân phải chú ý vệ sinh thực phẩm trong sinh hoạt, tốt nhất nên ăn thực phẩm tươi sống, tủ lạnh không phải là "két sắt" có thể bảo vệ thực phẩm trước mọi loại vi khuẩn gây bệnh, do đó bạn không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Tốt nhất nên ăn ít thức ăn để qua đêm như cá, hải sản, rau lá xanh, các món nguội, trái cây cắt nhỏ. Đặc biệt, thức ăn trong tủ lạnh phải được làm nóng hoàn toàn trước khi ăn lại.
Khi bạn bị đau bụng và tiêu chảy cùng các triệu chứng khó chịu khác sau khi ăn, không nên xem nhẹ, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng như giảm lượng nước tiểu đáng kể, chóng mặt... thì rất có thể chức năng thận đã bị suy giảm và bạn phải đi khám ngay lập tức.
Nguồn tham khảo: Kknews, QQ, Eat This, BV ĐKQT Vinmec, Healthline. Ảnh: Kknews