THỨ NĂM, NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2024 06:16

ÁC LỘ BẤT TUYỆT

ÁC LỘ BẤT TUYỆT

Đại cương:

Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh, tử cung phải đào thải lớp niêm mạc tử cung sinh ra trong quá trình thai nghén - niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là Ác lộ, máu sinh hay thường gọi là sản dịch. Cho nên trong ác lộ có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy…

Trong 3 ngày sau khi sinh, máu sản dịch ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn goị là máu sinh trắng, trong khoảng 20 ngày thì sản dịch ra hết

Nếu quá thời gian này mà ác lộ vẫn cứ tiết ra lai rai không dứt gọi là chứng Sản Hậu Ác Lộ Bất Tuyệt,Ác Lộ Bất Chỉ, Ác Lộ Bất Ngưng.

Nếu chứng này kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng huyết bị hư (thiếu máu) sinh ra nhiều biến chứng khác.

Nguyên nhân gây chứng này thường do sót nhau, hoặc cơ năng của tử cung quá yếu không hoàn thành được sứ mệnh đào thải lớp niêm mặc tử cung, hoặc tử cung có viêm nhiễm

Nguyên Nhân

Có thể do:

+ Khí Hư: Cơ thể vốn suy nhược, lúc sinh, khí bị mất, huyết bị hao, hoặc sau khi sinh, do mất quá nhiều sức, khiến cho Tỳ khí bị tổn thương, trung khí bị hư, hãm, mạch Nhâm, Xung không điều hoà, huyết không thu nhiếp lại được khiến cho sản dịch ra lâu ngày không cầm lại được

+ Huyết Nhiệt: Sản phụ vốn bị âm hư, khi sinh huyết bị mất, tân dịch bị tổn, phần doanh và âm bị suy, âm hư thì sinh nội nhiệt. Hoặc sau khi sinh xong ăn quá nhiều thức ăn cay nóng. Hoặc do Can khí uất trệ, lâu ngày hoá thành nhiệt, nhiệt làm tổn thương mạch Xung và Nhân, khiến cho huyết đi bậy gây nên.

+ Huyết Ứ: Sau khi sinh xong, bào cung, bào mạch đều rỗng và hư yếu, hàn tà thừa cơ xâm nhập vào, huyết bị hàn làm cho ngưng lại, kết thành ứ. Hoặc do thất tình nội thương, khí trệ làm cho huyết bị ứ, gây ngăn trở mạch Xung Nhâm, huyết mới không yên được, theo sản dịch chảy ra rỉ rả không dứt.

Sách ‘Thai Sản Tâm Pháp’ cho rằng: “Sau khi sinh mà ác lộ ra không dứt, không nhiều như chứng băng lậu, là do lúc sinh kinh huyết bị tổn thương, hoặc huyết hư tổn bất túc hoặc ác huyết ra không hết, huyết tốt khó yên, cùng kéo nhau ra, lâu ngày không khỏi.

Biện chứng luận trị:

Khí Hư:

Sau khi sinh, quá thời gian bình thường mà sản dịch vẫn còn lai rai không ngừng, mầu hồng nhạt, lượng nhiều, chất dẻo dính, không có mùi hôi, có cảm giác bụng dưới trệ xuống, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi bình thường, mạch Hoãn nhược.

Điều trị: Ích khí, nhiếp huyết.

Bài thuốc: Bổ trung ích khi gia giảm

Bổ trung ích khí Đẳng sâm 16 Hoàng kỳ 20 Chích thảo 4
Thăng ma 4-6 Qui đầu 12 Sài hồ 6-10 Bạch truật 12
Trần Bì 4-6 Ngải diệp sao đen          

Nếu cảkhí huyết đều hư: Sản hậu ác lộ không dứt, sắc huyết vàng nhạt, mặt xanh trắng, tinh lực sút kém, thân thể gầy yếu, sợ lạnh, đầu váng, mắt hoa, tai ù, hồi hộp, hơi thở ngắn, vùng bụng mềm không đau, lưỡi nhạt, không rêu, mạch Hư Tế Vi Nhược, dùng bài Thập toàn đại bổ thang

Huyết ứ:

Sinh xong đau bụng, ác lộ ra không dứt, mầu huyết tím đen hoặc có cục, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, lý huyết, quy kinh.

Bài thuốc: Dùng bài Sinh Hóa Thang gia giảm

  Đương qui 12 Xuyên khung 10 Đào nhân 8
Bào khương 6 Cam thảo 4 Tam thất 8 Ích mẫu 12

Nếu kèm miệng khô, họng khô, mạch Huyền Sác, thêm Địa du, Hoàng bá (sao đen) để thanh nhiệt, chỉ huyết.

Huyết Nhiệt:

Ác lộ ra không dứt, sắc huyết đỏ tươi, tâm phiền, miệng khát nước, rêu lưỡi hồng, mạch Sác.

Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết

Bài thuốc: Bảo Âm Tiễn (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư) goa goa,r

  Sinh địa 20 Bạch thược 12 Hoài sơn 12
Tục đoạn 10 Hoàng cầm 10 Hoàng bá 8 Cam thảo 4
A giao 10 Hạn liên thảo 16 Ô tặc cốt 16    

Nếu vú và bụng dưới trướng đau, tâm phiền, dễ tức giận, ác lộ ra có cục, miệng đắng, họng khô, mạch Huyền Sác. Đó là do Can uất, huyết nhiệt. Nên dùng phương pháp sơ Can, giải uất, thanh nhiệt, chỉ huyết. Dùng bài Tiêu Dao Tán

mô tả

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh