CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:25

9 câu nói hữu hiệu thay vì nói “không” với trẻ

 

Trẻ con luôn quan tâm đến lý do vì sao mình không được phép cư xử hay làm một điều gì đó. Khi cha mẹ nói quá nhiều lần từ “không” một cách gay gắt và hằn học mà không giải thích lý do, trẻ sẽ dần nghĩ rằng mọi việc mình làm đều là sai trái. Lâu dần, trẻ sẽ không dám bày tỏ mọi suy nghĩ của mình với cha mẹ.

Vì vậy trong quá trình dạy con, thay vì nói “không được” để cấm đoán trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số cách diễn đạt theo hướng tích cực dưới đây để cởi mở và gần gũi hơn với trẻ.

 

 

Những cảm xúc tiêu cực ở trẻ thường xuất hiện thường xuyên trong ngày, ví dụ khi chúng khóc lóc đòi một thứ gì đó mà cha mẹ không đáp ứng. Thay vì cấm con bộc lộ cảm xúc khó chịu trong người, cha mẹ có thể xoa dịu đứa trẻ bằng cách nói: “Ai cũng sẽ có lúc cảm thấy khó chịu. Chúng ra hãy thử hét lên để cơn giận bay ra ngoài nhé!”

 

 

Nói với con rằng: “Không được đi đâu cho đến khi hoàn thành xong công việc” sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bất mãn và cố làm cho xong trong trạng thái bức bối, khó chịu. Thay vì thế, cha mẹ có thể đặt câu hỏi: “Nên bắt đầu từ đâu được nhỉ? Con có muốn mẹ giúp một tay không?”. Câu nói này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

 

 Hãy ngừng nói: "Con không được cư xử như thế" và hãy thử câu: "Mẹ biết là con không thích làm điều này. Thử nghĩ xem mẹ con mình có thể làm cách nào khác không?".

 

 

Thay vì mắng hoặc ngăn cản con như mọi khi, cha mẹ có thể nên phân tích cho con hiểu: “Tức giận là cảm xúc bình thường của mỗi người. Nhưng không nên làm tổn thương những người xung quanh”. 

 

 

Nếu trẻ không chịu ăn cơm, không cần thiết phải dỗ dành trẻ. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ nói ra những gì chúng thích, ví dụ: “Chúng mình có thể làm gì để món này ngon hơn?”

 

 

Thay vì cấm trẻ không được xem TV hay chơi game, hãy giao hẹn cho trẻ: “Con xem 10 phút nữa rồi mình đi học bài nhé!”.

 

 

Dễ nổi cáu và hay quát mắng khi giảng nhiều lần mà con vẫn không hiểu bài là tình trạng chung của nhiều bậc phụ huynh. Nhưng cách cư xử này chỉ khiến đứa trẻ thêm áp lực và rối trí. Thay vì thế, cha mẹ có thể động viên con nhẹ nhàng: "Bài này khó quá phải không con? Chúng mình nghỉ ngơi một lát rồi thử làm lại lần nữa nhé!".

 

 

Cách nói "Không nói nữa. Mẹ không muốn nói chuyện với con lúc này" sẽ khiến trẻ nghĩ rằng cha mẹ không còn yêu chúng nữa. Điều này sẽ kéo theo hàng loạt những cảm xúc tiêu cực khác như trẻ nghĩ mình là người có lỗi, mình thật tồi tệ. Trong tình huống này, cha mẹ nên hít thật sâu, ôm con và cho phép con chia sẻ những điều chúng muốn bày tỏ.

 

 

Hãy dạy trẻ biết cách phân biệt những điều chúng muốn và những gì chúng cần. Từ đó sẽ giúp trẻ biết cách cân nhắc và không đòi hỏi cha mẹ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh