THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:27

9 cách xử lý khôn ngoan khi trẻ mắc lỗi

 

1. Nếu một đứa trẻ không cố ý phạm lỗi thì không nên phạt

 

Ảnh: BrightSide.

 

Hầu hết trẻ em đều không có ý định làm tổn thương người khác mà chỉ muốn khám phá mọi thứ xung quanh, khiến những sự việc ngoài ý muốn xảy ra. Hãy thông cảm với trẻ và hướng dẫn trẻ biết cách khắc phục tình hình.

Khi phạt trẻ vì những lỗi không cố ý như thế này, các bậc cha mẹ vô tình khiến trẻ có nguy cơ trở thành người thiếu quyết đoán. Trẻ chỉ có thể làm mọi việc theo mệnh lệnh nhưng không thể đưa ra quyết định của riêng mình, và sống không có trách nhiệm lắm.

2. Gợi ý và đưa ra mệnh lệnh là 2 điều hoàn toàn khác nhau

Những tình huống như thế này được gọi là hành động rập khuôn. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng cách giáo dục truyền thống là đúng. Người lớn thường áp đặt cách dạy con từ thế hệ trước đối với con cái. Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc nói “Có lẽ con không nên chơi game nữa nhỉ?” với “Không được chơi game!”. Câu đầu tiên là một lời gợi ý, còn câu sau là một mệnh lệnh. Vì thế, bạn chỉ nên phạt con nếu chúng làm trái những mệnh lệnh bạn đã đặt ra.

Tuy nhiên cần lưu ý, nếu đứa trẻ mạnh mẽ và ổn định về mặt cảm xúc, những hình phạt khi làm sai mệnh lệnh sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu đứa trẻ quá nhạy cảm, phạt có thể làm tổn thương chúng, và khi lớn lên, nhưng trẻ này sẽ có xu hướng làm theo lệnh của tất cả mọi người.

3. Hãy kiểm soát cảm xúc khi phạt trẻ

Ảnh: BrightSide.

 

Khi trẻ không vâng lời, một số phụ huynh luôn tỏ ra tức giận và không kiểm soát được cảm xúc mặc dù yêu thương con cái. Hành động này thường xảy ra khi cha mẹ kỳ vọng con cái quá nhiều, sau đó không hài lòng vì trẻ không đáp ứng được. Hãy cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực này.

Đối với những đứa trẻ nhạy cảm, điều này có thể khiến chúng gặp vấn đề với cảm xúc của người khác trong tương lai. Các nhà tâm lý học cho rằng trẻ có thể bị phụ thuộc vào những người có địa vị xã hội.

4. Không nên phạt trẻ ở chốn đông người

 

Ảnh: BrightSide.

 

Phạt ở nơi công cộng khiến trẻ xấu hổ và tức giận. Các nhà tâm lý học cũng khuyến cáo không nên chỉ trích quá nặng nề. Tương tự, không nên khen trẻ em quá mức ở nơi công cộng, điều này có thể khiến đứa trẻ trở nên kiêu ngạo.

Một đứa trẻ thường xuyên bị phạt ở nơi công cộng luôn cảm thấy bị nhục mạ. Khi trường thành, những đứa trẻ này sẽ hoàn toàn dựa vào ý kiến của đa số và không thể tự đưa ra quyết định của riêng mình.

5. Nếu đã dọa phạt, bạn nên phạt

 

Ảnh: BrightSide.

 

Nếu chỉ dọa phạt bằng lời nói mà không thực hiện, đứa trẻ sẽ không sợ và tiếp tục làm sai. Chúng sẽ cho rằng cha mẹ chỉ dọa dẫm, không bao giờ phạt thật nên trẻ không tin vào nhưng lời dọa ấy nữa. Những đứa trẻ này sẽ không phân biệt được hành động nào là đúng, hành động nào là sai. Vì vậy nếu đã dọa phạt thì bạn nên phạt để trẻ nhận ra lỗi và sửa.

Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua hình phạt nếu dọa xong trẻ không tái phạm nữa. Trong trường hợp này, bạn nên giải thích cho trẻ rằng hành vi này không đúng và không được phép làm.

6. Khi không biết ai mắc lỗi, hãy phạt chung tất cả

 

Ảnh: BrightSide.

 

Nếu cha mẹ không biết chắc chắc đứa trẻ nào phạm lỗi, đừng nên phạt 1 trẻ trong số chúng. Trong gia đình nhiều anh chị em, khi mắc lỗi điều nên làm là phạt tất cả để tránh trẻ ganh tị với nhau.

Nếu chỉ phạt 1 đứa, trong tương lai đứa trẻ này sẽ luôn là mục tiêu để đổ lỗi và chịu trận thay cho nhưng trẻ khác. Những đứa trẻ không bị phạt sẽ không biết sợ, luôn có tâm lý đổ lỗi và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chúng khi lớn lên.

7. Chỉ nên phạt trẻ khi mắc lỗi ở hiện tại chứ không phải trong quá khứ

Một trong những quy tắc quan trọng nhất của việc nuôi dạy trẻ là: phạt - tha thứ - lãng quên. Đứa trẻ luôn bị chỉ trích về những lỗi lầm trong quá khứ sẽ không thể trở thành người mạnh mẽ. Trẻ luôn hành động theo thói quen và sợ làm điều mới mẻ. Trong trường hợp này, trẻ không thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó.

Nếu cha mẹ bất ngờ phát hiện trẻ đã từng mắc lỗi trong quá khứ, các nhà tâm lý học cũng khuyên không nên phạt. Lúc này điều các bậc cha mẹ phải làm chỉ đơn giản là giải thích cho trẻ về những lỗi sai đã mắc phải để trẻ tự rút kinh nghiệm.

8. Hình phạt phải phù hợp với độ tuổi và thói quen của trẻ

 

Ảnh: BrightSide

 

Hệ thống hình phạt nên rõ ràng và cân bằng. Đừng bao giờ đưa ra hình phạt tương tự cho những sai lầm khác nhau. Những lỗi nhỏ thì phạt nhẹ, những lỗi nặng thì phạt nặng sao cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn nên để ý độ tuổi và thói quen, sở thích của trẻ để đưa ra hình phạt phù hợp. Ví dụ, nếu một đứa trẻ yêu thích mạng xã hội, hình phạt giới hạn thời gian sử dụng có thể đạt hiệu quả cao. Mặt khác, những hình phạt giống nhau cho những lỗi khác nhau không thể xây dựng cho trẻ một hệ thống giá trị đạo đức tốt. Bởi lẽ, việc này không làm trẻ nhận thức được tầm quan trọng khác biệt giữa các sự vật khác nhau.

9. Đừng sử dụng những từ ngữ khó nghe hoặc gây khó chịu

 

Sưu tầm

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh