9 cách làm điều hòa mát nhanh và tiết kiệm điện
- Y học 360
- 21:30 - 25/06/2020
1. Dùng chế độ Cool, tuyệt đối không dùng chế độ Dry
Đây là cách làm điều hòa nhà bạn mát hơn, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay sau khi đọc xong bài viết này. Theo nhiều nguồn thông tin cho biết, khi để ở chế độ Dry thì có thể tiết kiệm điện gấp 10 lần so với khi để chế độ Cool.
Nhưng các chuyên gia đã cho biết, vào những ngày nắng nóng cực điểm đến 40 độ thì chế độ Dry dường như không có tác dụng.
Do cơ chế làm lạnh của 2 chế độ Cool và Dry khác nhau: Cool làm giảm nhiệt độ phòng theo nhiệt độ đã đặt, còn Dry chức năng chính là khử ẩm và duy trì nhiệt độ trong phòng không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ban đầu. Do vậy, nếu muốn phòng mát lạnh hãy bật chế độ Cool.
2. Cài đặt nhiệt độ thích hợp
Nhiều gia đình luôn có thói quen bật điều hòa ở mức nhiệt thấp nhất để phòng được làm mát nhanh. Điều này khiến các dòng máy điều hòa có inverter tiết kiệm điện phổ biến hiện nay phải gồng mình hoạt động để đạt tới nhiệt độ bạn mong muốn, do vậy tiêu thụ lượng điện rất lớn, nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn nhảy thêm một con số 0.
Do vậy, để tiết kiệm điện, hãy khởi động máy ở mức nhiệt 23 – 24 độ, sau đó tăng dần lên mức nhiệt 26 – 28 độ. Bởi đây là những mức nhiệt độ vừa an toàn, vừa có lợi cho sức khỏe, tránh tình trạng bị sốc nhiệt khi ra vào phòng.
3. Không bật tắt máy điều hòa quá nhiều lần
Nhiều người cho rằng, thời gian bật càng ít thì tiền điện cũng theo đó mà giảm. Tuy nhiên nó hoàn toàn không đúng với thói quen của nhiều gia đình, bật lên cho mát, rồi hết mát lại bật tiếp.
Cách làm như vậy sẽ khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn, do máy lạnh phải lặp lại nhiều lần thao tác lấy lại nhiệt độ mà người dùng đã cài đặt, vô tình khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng cao.
4. Đóng kín cửa
Lưu ý khi sử dụng các loại máy lạnh, điều hòa không nên để cửa mở. Việc ra vào nhiều lần cũng như không đóng cửa kín sẽ là cơ hội để khí nóng bên ngoài xâm nhập vào phòng, do vậy hãy chắc chắn rằng cửa sổ, cửa ra vào,… đã được đóng kín và hạn chế tối đa việc ra vào phòng.
5. Không để ánh sáng mặt trời trực tiếp vào phòng
Hãy “cách ly” phòng với ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng những miếng tấm che chắn cửa kính (ví dụ như rèm cửa). Bởi, khi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng sẽ làm phòng nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy máy điều hòa cần phải hoạt động nhiều hơn để lấy lại nhiệt độ mong muốn của bạn.
6. Sử dụng điều hòa kết hợp quạt điện
Bật kết hợp điều hòa và quạt điện sẽ giúp khí lạnh lưu thông đều khắp quanh phòng và mang lại cảm giác phòng mát mẻ hơn. Bởi vì quạt gió các tác dụng đẩy luồng khí nóng lên trên và đưa luồng khí lạnh xuống dưới làm cho chúng ta cảm thấy mát nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp quạt điện còn ngăn chặn tình trạng da mất nước quá nhiều, bảo vệ làn da và sức khỏe cho bạn và gia đình. Ngoài ra, bật kết hợp điều hòa và quạt điện còn giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản tiền điện kha khá, do không phải cài đặt mức nhiệt quá thấp.
7. Thường xuyên bảo trì và vệ sinh máy điều hòa của bạn
Thường xuyên bảo trì và vệ sinh máy điều hòa theo hướng dẫn chuẩn bên cạnh tác dụng tăng hiệu quả làm mát nhanh, giảm lượng điện năng tiêu thụ, còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của điều hòa.
8. Đặt máy điều hòa ở vị trí thích hợp, thông thoáng nhất trong nhà bạn
Hãy đảm bảo rằng bạn đã lắp đặt điều hòa theo đúng chỉ dẫn. Vị trí đặt máy điều hòa của nhà bạn đang là vị trí thích hợp và thông thoáng nhất căn phòng. Tránh tình trạng điều hòa bị che khuất, bị cản trở bởi các vật dụng trong phòng, làm luồng khí lạnh không thể trực tiếp tới nơi bạn mong muốn.
9. Không tắt quạt gió và quạt hơi nước
Trong những ngày hè nắng nóng 40 độ, nhu cầu sử dụng điện tăng vọt do vậy nhiều điều hòa không có đủ điện năng để chạy được công suất tối đa. Chọn mức nhiệt 25 – 27 độ và bật kết hợp cùng với quạt gió và quạt hơi nước sẽ làm căn phòng của bạn mát và dễ chịu hơn.
Trên đây là 9 cách làm điều hòa mát hơn trong mùa hè mà bạn có thể áp dụng ngay khi đọc xong bài viết này. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vào điều hòa quá nhiều, bật điều hòa suốt cả ngày. Bạn hãy tắt điều hòa vừa là cho điều hòa nghỉ ngơi, vừa là cho bạn có thể ra ngoài hoạt động, hít khí trời.