THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:13

70 năm ấy biết bao ân tình

 

Hội mẹ chiến sĩ đón thương binh về làng chăm sóc tại Thái Nguyên năm 1951 đã mở đầu cho phong trào hiếu nghĩa bác ái trong cả nước.      Ảnh TL

 

Hội nghị thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc lần thứ 2 tổ chức tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. 382 đại biểu tiêu biểu của 52 tỉnh, thành phố và 34 cơ quan ban, ngành, đoàn thể trung ương về dự hội nghị ngày 27/7/1992. Trong đó có 212 đại biểu là thương binh, 170 đại biểu là thân nhân liệt sĩ. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Võ Chí Công biểu dương những đóng góp tích cực của toàn dân, khen ngợi những thương binh, gia đình liệt sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước.

 

Ngày 19/12/1994, tại Phủ Chủ tịch, Nhà nước tổ chức trọng thể lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng lần thứ I. Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Lê Đức Anh cùng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 

Bà Nguyễn Thị Mậu (đứng giữa) ở xã Trần Phú, huyện Đại Từ là một trong 300 người dự mít tinh ngày Thương binh toàn quốc đầu tiên 27/7/1947, tại cây đa xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng 59 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đại diện cho hơn 2 vạn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong lễ phong tặng danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội tháng 12/1994.

 

Ở địa phương nào cũng có thương binh, gia đình liệt sĩ, bằng trí tuệ và nghị lực của mình cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của nhân dân đã tổ chức lao động sản xuất có hiệu quả. Nhiều gia đình đã trở nên giàu có tạo được việc làm và thu nhập cho mình và cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Ảnh: Hội nghị thương binh, gia đình liệt sĩ làm kinh tế giỏi, tháng 11/1993 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ảnh: NGUYỄN TRUNG CHÍNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh