7 sai lầm phổ biến khi dạy con rất nhiều cha mẹ mắc phải
- Y học 360
- 13:38 - 23/11/2019
Dưới đây là 7 quan niệm sai lầm cha mẹ thường mắc phải trong quá trình nuôi dạy con.
Con phải luôn lắng nghe người lớn nói
Cha mẹ luôn dạy con phải biết lắng nghe người lớn. Nhưng các bậc phụ huynh lại không nhận ra rằng, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu cha mẹ luôn bắt con phải biết làm theo người khác, khi lớn lên, chúng có thể sẽ không dám đưa ra chính kiến của bản thân.
Chúng có thể sẽ chỉ làm theo những mệnh lệnh của người khác mà không dám hỏi bất kỳ câu hỏi nào và không dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải tạo cơ hội cho con cách bày tỏ quan điểm cá nhân ngay từ khi còn bé.
Nhận điểm “A” ở trường là tốt, điểm “C” là tồi tệ
Việc áp đặt trẻ luôn phải đạt điểm “A” ở tất cả các môn có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và áp lực. Điều cha mẹ cần làm là giải thích cho con rằng, thất bại không phải điều gì tồi tệ và chúng vẫn được cha mẹ lắng nghe, yêu thương trong mọi trường hợp.
Một nhà tâm lý học lâm sàng TS. Stephanie O'Leary cho rằng, thất bại đôi khi lại có lợi cho trẻ. Điều này sẽ dạy cho trẻ cách đối phó với những tình huống tiêu cực, trau dồi kinh nghiệm sống và giúp trẻ tìm ra giải pháp trong những tình huống khó khăn mà không sợ thất bại.
Không đánh nhau và không được đánh trả
Nếu cha mẹ luôn gieo vào đầu trẻ quan điểm: Trong mọi trường hợp không được ‘động tay động chân’ thì rất có thể trẻ sẽ chỉ biết im lặng và chịu đựng những kẻ bắt nạt. Những người này cũng không thể tồn tại trong những môi trường cạnh tranh trong tương lai.
Tất nhiên, đó cũng không phải là một cái cớ để dạy trẻ “khiêu chiến” với tất cả những người mà chúng có mâu thuẫn. Vậy trẻ nên đối phó với những kẻ bắt nạt thế nào? Theo các nhà tâm lý, đứa trẻ cần được biết rằng chúng có quyền tự bảo vệ mình. Vì vậy cha mẹ có thể dạy con khi nào sẽ sử dụng lời nói, khi nào có thể sử dụng những biện pháp để tự vệ.
Chỉ cần tập trung vào việc học và bố mẹ sẽ làm những điều con lại
Cha mẹ không nên bảo con chỉ cần tập trung vào một nhiệm vụ chính duy nhất là học. Trẻ cần phải được phát triển đa kỹ năng và có thể chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Một đứa trẻ sẽ không có được những kỹ năng này nếu chúng được nuôi dưỡng với sự chăm sóc quá mức.
Và sẽ còn tồi tệ hơn nếu cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con trước mọi vấn đề. Những đứa trẻ như vậy thường hành động thiếu chín chắn và thiếu trách nhiệm khi chúng lớn lên.
Đại học là con đường duy nhất để thành công
Nếu đứa trẻ không biết mình muốn trở thành ai trong tương lai, nhiều khả năng chúng sẽ lựa chọn theo những gì cha mẹ đề xuất. Lựa chọn ấy có thể trở thành một sai lầm lớn trong cuộc đời và làm đứa trẻ cảm thấy hối tiếc.
Cũng vì lý do này, ở nhiều quốc gia, thanh thiếu niên được khuyến khích nghỉ một năm hoặc có những kỳ nghỉ ngắn giữa quãng thời gian tốt cấp 3 và đại học. Trong thời gian này, thanh thiếu niên có thể đi làm nhiều việc. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để trẻ suy nghĩ về lên kế hoạch cho tương lai.
Không có bằng đại học sẽ không có chỗ đứng
Tất nhiên, giáo dục đại học cũng rất quan trọng khi chúng ta nói về các công việc như một nhà thiết kế máy bay hay một kỹ sư. Nhưng điều đó không có nghĩa, học đại học sẽ tạo ra một khoảng cách lớn về tiền lương.
Hiện nay có một số xu hướng đi theo các ngành công nghiệp có mức lương cao như làm đẹp, công nghệ thông tin hay sản xuất phim. Đôi khi những công việc này, bằng cấp không quan trọng bằng kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nhân thành đạt, chuyên gia làm đẹp hay nghệ sĩ lại không có bằng đại học.
Tập trung vào việc học thay vì đi làm thêm
Đi làm thêm có thể mang lại cho trẻ nhiều kinh nghiệm quý giá, biết kết nối xã hội và đôi khi, nó còn ảnh hưởng đến quyết định tương lai của trẻ. Khi được tiếp cận công việc sớm. chúng sẽ học được cách chịu trách nhiệm và hiểu được những giá trị của lao động.
Cac chuyên gia tin nằng, 65% sinh viên ra trường trong tương lai sẽ làm những công việc hiện chưa tồn tại bây giờ. Đó là lý do tại sao việc trau dồi kiến thức đôi khi không phải là điều quan trọng bậc nhất. Thay vào đó, điều quan trọng là các kỹ năng giao tiếp, khả năng tự lập và biết thể hiện quan điểm bản thân.