THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:10

7 nơi trong căn bếp "cực bẩn", chứa vô vàn loài vi khuẩn gây bệnh

Do bếp là nơi tích tụ nhiều khói dầu, bụi bẩn hoặc cặn thức ăn, dễ sinh vi khuẩn nên việc lau dọn bếp sạch sẽ hàng ngày là một việc làm không thể bỏ qua với hầu hết các gia đình. Điều này giúp họ yên tâm chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và an toàn cho gia đình mình. Dù vậy, vẫn có những vị trí mà chúng ta tưởng chừng rất sạch sẽ, không lo sợ vi khuẩn ẩn náu nhưng thực tế chúng lại rất bẩn.

Dưới đây là 7 nơi trong căn bếp rất bẩn, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhưng ít gia đình để tâm lau dọn, vệ sinh.

1. Khăn lau bếp, khăn rửa bát

Một nghiên cứu của Đại học Mauritius (Ấn Độ) cho thấy gần 50% khăn lau nhà bếp tại các gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên có chứa vi khuẩn có thể gây bệnh do các mảng thực phẩm còn bám dính lại. Điều này càng trở nên kinh khủng hơn khi bạn sử dụng kết hợp một chiếc khăn cho nhiều mục đích.

7 nơi trong căn bếp cực bẩn, chứa vô vàn loài vi khuẩn gây bệnh nhưng lại ít gia đình để tâm để vệ sinh thường xuyên - Ảnh 1.

Do đó, việc thường xuyên làm sạch và thay mới khăn lau bếp, khăn rửa bát là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, hãy chỉ sử dụng mỗi chiếc khăn với một mục đích duy nhất để giảm thiểu việc lây truyền vi khuẩn gây bệnh từ vị trí này sang vị trí khác trong căn bếp.

2. Thớt

Thớt là vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là khi sử dụng thớt gỗ, nhiều người chỉ lau qua thớt giữa các lần sử dụng để thái các loại thực phẩm khác nhau. Điều này không thể loại bỏ hiệu quả các mầm bệnh như vi khuẩn E. coli hoặc Salmonella.

7 nơi trong căn bếp cực bẩn, chứa vô vàn loài vi khuẩn gây bệnh nhưng lại ít gia đình để tâm để vệ sinh thường xuyên - Ảnh 2.

Y tá Tan Dunci, Trung tâm Độc chất Lâm sàng Chang Gung ở Lâm Khẩu (Đài Loan), cho biết nếu bạn đang sử dụng thớt làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ và tre, bạn nên rửa sạch thớt trước khi sử dụng bằng khăn theo chiều từ trên xuống dưới theo hướng của các đường vân. Sau khi cắt các nguyên liệu có đạm và huyết động vật (thịt), trước tiên bạn phải rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó dùng bàn chải sắt rửa sạch nó thêm 1 lần nữa.

Vi khuẩn rất dễ ẩn náu trong các vết nứt nhỏ của thớt gỗ và rất khó làm sạch. Do đó, bạn có thể rửa bằng nước sôi và tiệt trùng bằng dung dịch chuyên dụng thường xuyên. Nhưng tốt hơn hết bạn nên thay thớt mới theo định kỳ hoặc khi nào bạn cảm thấy cần thiết phải thay.

3. Tay nắm tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi mọi người thường xuyên lấy thức ăn, khi nấu thức ăn. Và dù tay bạn không sạch đi chăng nữa thì bạn cũng thường xuyên mở cửa tủ để lấy thức ăn. Do đó, tay nắm cửa tủ lạnh rất dễ tích tụ vi khuẩn, đặc biệt là khi ít ai trong số chúng ta quan tâm đến việc vệ sinh vị trí này.

7 nơi trong căn bếp cực bẩn, chứa vô vàn loài vi khuẩn gây bệnh nhưng lại ít gia đình để tâm để vệ sinh thường xuyên - Ảnh 3.

4. Chậu rửa bát

Chúng ta thường rửa các vật dụng trong bồn rửa bát, giã đông thịt hay bỏ bã rau củ còn sót lại… Tuy nhiên, nếu không vệ sinh đúng cách, chậu rửa bát sẽ tích tụ nhiều loại vi khuẩn khác nhau, đồng thời có thể gây lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm kia.

Đặc biệt là phễu lọc của bồn rửa, nó tích tụ nhiều cặn thức ăn khác nhau, không chỉ sinh ra vi khuẩn mà còn thu hút gián đến kiếm ăn. Do đó, ngoài việc vệ sinh chậu rửa, bạn cũng nên thường xuyên loại bỏ và rửa sạch chiếc phễu lọc này.

7 nơi trong căn bếp cực bẩn, chứa vô vàn loài vi khuẩn gây bệnh nhưng lại ít gia đình để tâm để vệ sinh thường xuyên - Ảnh 4.

5. Nút lò vi sóng

Chắc hẳn không nhiều người có thể nghĩ đến việc cọ rửa các nút của lò vi sóng. Các nút bấm của lò vi sóng thường tích tụ một lượng lớn vi khuẩn trong quá trình nấu nướng, vì trước khi sử dụng lò vi sóng, bạn có thể đã chạm vào nhiều nguyên liệu, thực phẩm khác, kể cả thịt sống hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ.

Vì vậy, hãy thường xuyên lau các phím của lò vi sóng bằng chất tẩy rửa hoặc nước xà phòng.

6. Bếp từ

Bạn có thể có thói quen lau bếp mỗi ngày, nhưng bếp từ thường là nơi để nhiều đồ, có thể có cả túi mua sắm đầy thức ăn, hộp cơm trưa và thậm chí cả điện thoại di động của bạn. Vì vậy, bạn nên lau và vệ sinh bếp từ thường xuyên bằng nước xà phònghoặc nước tẩy pha loãng để loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt bếp.

7. Hũ gia vị

Trong quá trình nấu ăn, bạn sẽ nhiều lần lấy muối, đường, tiêu và các lọ gia vị, hoặc nước tương, chai dấm mà tay bạn trước đó đã chạm vào thịt sống hoặc đất cát từ rau. Điều này khiến cho một lượng lớn vi khuẩn từ tay có thể bám vào hũ gia vị, khiến đây trở thành một vi trị rất bẩn trong căn bếp. Do đó, đừng tiếc vài phút mỗi ngày để lau sạch sẽ các hũ gia vị trong căn bếp của mình.

7 nơi trong căn bếp cực bẩn, chứa vô vàn loài vi khuẩn gây bệnh nhưng lại ít gia đình để tâm để vệ sinh thường xuyên - Ảnh 5.

Nguồn tham khảo: Healthline, NewTangDynastyTelevision. Ảnh: Pinterest

Chang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh