CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:23

7 loại cây rau củ rất độc hại trong vườn nhà

Có những loại rau củ rất bổ dưỡng mà người trồng chúng trong vườn nhà đôi lần thắc mắc: Có thể ăn cả lá, hạt, quả của cây được không? Hoặc bạn có thể tin tưởng cho rằng toàn bộ cây đều không độc. Nhưng thực sự có những loại thực vật "ẩn giấu" chất độc trong các phần không ngờ tới, có thể gây nguy hiểm cho bạn lẫn thành viên trong nhà.

1. Khoai tây:

Bạn không nên ăn mầm và thân khoai tây. Khoai tây thuộc họ nightshade, tất cả đều chứa chất độc tên là solanine. Ngày xưa, chất độc chiết xuất từ cây gần với giống khoai tây còn được dùng để đầu độc kẻ thù. Trong khoai tây, chất solanine tập trung hầu hết trong mầm và thân cây, do đó bạn nên cắt bỏ thật sạch sẽ trước khi đem vào nấu nướng. Colanine còn đặc biệt cao ở khoai tây có màu xanh.

2. Cây cà chua:

Cà chua cùng họ với khoai tây, thuộc dòng khác của họ nighshade. Trước năm 1800, cà chua chỉ được dùng để trang trí do mọi người lo sợ chất độc của nó. Lá cà chua chứa solanine và tomatine có thể gây đau bụng nếu ăn nhiều. Nếu ăn khoảng 300 g thân lá cà chua có thể dẫn đến tử vong.

3. Táo:

Hạt táo chứa chất độc cyanide, ngoài ra còn chứa amygdalin có thể giải phóng cyanide khi tiếp xúc với enxyme tiêu hóa trong ruột. Vỏ ngoài của hạt táo có thể ngăn chất độc giải phóng ra ngoài nhưng khi bạn nhai nát thì chất độc này sẽ "phóng thích". Liều lượng gây tử vong là khoảng 200 hạt táo nhưng bạn nên cẩn thận với trẻ nhỏ.

4. Măng tây:

Cây măng tây cái có thể sinh ra quả màu đỏ. Nhưng các quả này chứa chất sapogenin, một loại độc chất dạng nhẹ đối với người và rất độc với động vật. Nếu ăn phải trái này, bạn có thể bị nôn và tiêu chảy.

5. Cây đại hoàng:

Thân cây đại hoàng có thể dùng làm bánh, nhưng lá của chúng chứa acid oxalic và anthraquinone glycosides, 2 chất rất độc với bộ phận tiêu hóa của người. Triệu chứng ngộ độc tùy thuộc lượng bạn ăn vào, bao gồm từ ói mửa, đau bụng đến co giật.

6. Cà tím:

Cà tím cũng thuộc họ nightshade. Dù ăn cà tím sống không độc, lá và hoa cây cà tím có thể gây ngộ độc, vì đây là nơi solanine tập trung.

7. Cây cơm cháy:

Hầu như toàn bộ cây cơm cháy đều độc với người và động vật, đặc biệt là rễ, lá, cành, vỏ cây. Quả và hoa của nó cũng độc. Cây này chứa chất độc có thể sinh ra  hydrocyanic acid, giải phóng cyanide. Quả và hoa cây cơm cháy có thể dùng khi được nấu chín, nhưng phần còn lại nên tránh hoàn toàn. Ăn quả cơm cháy chưa nấu có thể gây buồn nôn, ói mửa. 

LAN THẢO/Pháp luật TP.HCM

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh