65% người dùng Việt Nam có thiết bị nhiễm phần mềm độc hại
- Công nghệ mới
- 22:23 - 14/12/2015
Mới đây, ông Mikhail Volkov, chuyên gia của hãng Kaspersky cho biết số lượng thiết bị tại Việt Nam bị nhiễm virus thông qua các hoạt động trực tuyến và không trực tuyến chiếm từ 52-65%. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường không chú trọng đầu tư nhiều vào lĩnh vực ATTT bên cạnh những nguồn lực khác như phần cứng, phần mềm. Trong khi đó, người dùng cá nhân lại có tâm lý chủ quan, coi nhẹ khả năng bị nhiễm mã độc. Những lý do này khiến cho vấn đề mất ATTT của tại Việt Nam tăng cao trong thời đại Internet of Things và chiến tranh mạng.
Theo ông Mikhail Volkov, tính đến năm 2014, mỗi ngày các hãng bảo mật phát hiện được khoảng 350.000 loại virus mới ra đời. Các loại virus hiện nay được phân theo 3 loại: đã biết, chưa biết, cao cấp. Virus đã biết chiếm 70% tổng số các loại virus trên toàn cầu. Loại virus này được nhiều hãng bảo mật nghiên cứu và cập nhật cách phòng chống vào các phần mềm của mình. Các loại virus chưa biết chiếm đến 29% và có thể đang tồn tại ở trong bất kỳ một hệ thống máy tính hay thiết bị nào mà các chuyên gia cũng như người dùng không hề hay biết. Nhóm cuối cùng là các loại virus cao cao cấp. Loại virus đặc biệt này tuy chỉ chiếm số lượng 1% nhưng nếu được đặt trong con số 350.000 loại virus được sinh ra mỗi ngày thì đó là một con số rất lớn.
Theo ông Mikhail Volkov, chuyên gia bảo mật của hãng Kaspersky, mỗi ngày thế giới có khoảng 350.000 loại virus mới ra đời
Nhiều người dùng cá nhân hiện nay cho rằng chỉ cần không truy cập vào các trang web “xấu” thì sẽ ít có nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại. Tuy nhiên, theo ông Mikhail Volkov, chúng ta không thể đảm bảo được điều này một trang web là có hại hay không, nhất là khi wbsite bị tin tặc tấn công. Khi ở trạng thái không an toàn, các website cũng không hề có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào. Khi người dùng click vào một nội dung giả mạo trên website thì mã độc mới tự động được tải về. Các mã độc này sẽ hoạt động khi người dùng sử dụng thiết bị để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại điện tử. Chúng có thể lấy cắp thông tin cá nhân hoặc tạo thông tin giả trên website giao dịch ngân hàng để lừa đảo người dùng. Ông Mikhail Volkov cho rằng, “ngay cả việc thiết lập bảo mật 2 lớp cũng chưa chắc đảm bảo an toàn cho cảc doanh nghiệp và người dùng”. Vì vậy, việc sử dụng các dịch vụ bảo mật toàn diện sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Lý giải cho nguy cơ mất ATTT tại Việt Nam hiện nay, ông Jimmy Fon, Giám đốc kinh doanh của Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho rằng, trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trình độ, tư duy quản lý lại không theo kịp sự phát triển của CNTT. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng vì mình “nhỏ” nên ít chú trọng đầu tư vào áp dụng các giải pháp bảo mật. Ông Jimmy Fon đánh giá “trong 100 USD mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư thì chỉ có 5% là dành cho bảo mật và ATTT”.
Chính vì vậy, ông Jimmy Fon khẳng định, việc phổ biến, nâng cao nhận thức đối với từng cá nhân người dùng, cũng như các doanh nghiệp và chính quyền đối với việc sử dụng các giải pháp bảo mật toàn diện là vô cùng quan trọng.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom,...
10 tháng trước
Tin nên đọc