600 báo cáo khoa học tại Đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 15
- Sức khỏe
- 15:13 - 09/10/2016
Sáng 9/10/2016, tại Hội trường lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 15 đã khai mạc. Khoảng 3000 đại biểu tham dự và có hơn 300 báo cáo viên là các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực Tim mạch học trong nước. Đặc biệt, trong đó còn có sự tham gia của hơn 40 các chuyên gia đầu ngành tim mạch đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
Họp báo giới thiệu về Đại hội tim mạch lần thứ 15
Tại buổi họp báo giới thiệu về đại hội, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hôi Tim mạch học Việt Nam cho biết, Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 15 là một cơ hội vô cùng quý báu nhằm liên tục trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sỹ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt, chủ đề của đại hội khoa học là “thu hẹp mọi khoảng cách” để nói tới sứ mệnh của Hội Tim mạch Việt Nam với tất cả nỗ lực trong việc thu hẹp tiến tới xóa bỏ mọi khoảng cách về kiến thức, trình độ giữa trong nước và quốc tế, giữa các tuyến trong nước và cũng là xóa bỏ khoảng cách về cơ hội được chăm sóc và điều trị các bệnh tim mạch trong cộng đồng.
PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 15 với hơn 600 bài báo cáo khoa học đa dạng sẽ tập trung vào các chuyên đề lớn giao thoa giữa các chuyên khoa sâu của tim mạch (như cấp cứu tim mạch, phẫu thuật tim mạch, tim mạch nhi, tim mạch can thiệp, rối loạn nhịp, chẩn đoán hình ảnh trong tim mạch…) cũng như giao thoa giữa tim mạch học và các chuyên ngành khác như hồi sức cấp cứu, nội tiết, thận tiết niệu, ung thư, lão khoa, sản phụ khoa, tiêu hoá, thần kinh...
Tim mạch rất dễ dẫn đến đột quỵ
Song song với các chương trình hội thảo chuyên đề, Đại hội lần này cũng tổ chức 27 khóa đào tạo y khoa liên tục có cấp chứng chỉ CME theo quy định của Bộ Y tế nhằm kịp thời cập nhật và bổ sung các kiến thức cơ bản cho các bác sỹ, y tá và điều dưỡng với các chuyên đề như: cấp cứu ngừng tuần hoàn, xử lý các bệnh cảnh cấp cứu tim mạch, theo dõi huyết động cho người bệnh tim mạch, thông khí nhân tạo cho người bệnh tim mạch, cập nhật về sốc và sốc tim, quản lý tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại tuyến cơ sở, cập nhật về chăm sóc và điều dưỡng tim mạch, thực hành điện tâm đồ trong các bệnh tim mạch thường gặp, bệnh tim bẩm sinh: sàng lọc trẻ sơ sinh, tư vấn cho người lớn…
Theo PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, đặc biệt trong Đại hội lần này sẽ có các phiên chuyên đề của Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ SCAI, Chien Foundation, Diễn đàn nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học Y, Cuộc thi giải thưởng Nhà Nghiên cứu Trẻ được trình bày bằng hoàn toàn tiếng Anh đánh dấu sự hội nhập quốc tế không ngừng của Hội Tim mạch học Việt Nam.
GS, TS Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, hiện nay bệnh tim mạch đã và đang là gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế hàng đầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, hằng năm có hơn 17,5 triệu người tử vong do liên quan đến bệnh tim mạch và số bệnh nhân tích lũy ngày càng nhiều. Tỷ lệ tử vong ở các nước phát triển đã được ngăn chặn với xu hướng giảm (mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất do tỷ lệ chung của bệnh còn lớn); còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày một gia tăng trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp thì năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn đang ở mức báo động 46%. Hiện cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có ít nhất từ 1 đến 2 người mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo GS, TS Phạm Mạnh Hùng thì bệnh tim mạch có thể chủ động phòng ngừa tích cực được. Bài học của các nước phát triển cho thấy, chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách tác động tới các yếu tố nguy cơ cũng như điều trị tích cực bệnh và phòng ngừa thứ phát. |
Sáng 09/10/2016, tại Hội trường lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 15 đã khai mạc. Khoảng 3000 đại biểu tham dự và có hơn 300 báo cáo viên là các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực Tim mạch học trong nước. Đặc biệt, trong đó còn có sự tham gia của hơn 40 các Giáo sư/TS/BS đầu ngành tim mạch đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tại buổi họp báo giới thiệu về đại hội, GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hôi Tim mạch học Việt Nam cho biết, Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 15 là một cơ hội vô cùng quý báu nhằm liên tục trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sỹ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt, chủ đề của đại hội khoa học là “thu hẹp mọi khoảng cách” để nói tới sứ mệnh của Hội Tim Mạch Việt Nam với tất cả nỗ lực trong việc thu hẹp tiến tới xóa bỏ mọi khoảng cách về kiến thức, trình độ giữa trong nước và quốc tế, giữa các tuyến trong nước và cũng là xóa bỏ khoảng cách về cơ hội được chăm sóc và điều trị các bệnh tim mạch trong cộng đồng.
PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 15 với hơn 600 bài báo cáo khoa học đa dạng sẽ tập trung vào các chuyên đề lớn giao thoa giữa các chuyên khoa sâu của tim mạch (như cấp cứu tim mạch, phẫu thuật tim mạch, tim mạch nhi, tim mạch can thiệp, rối loạn nhịp, chẩn đoán hình ảnh trong tim mạch…) cũng như giao thoa giữa tim mạch học và các chuyên ngành khác như hồi sức cấp cứu, nội tiết, thận tiết niệu, ung thư, lão khoa, sản phụ khoa, tiêu hoá, thần kinh...
Song song với các chương trình hội thảo chuyên đề, Đại hội lần này cũng tổ chức 27 khóa đào tạo y khoa liên tục có cấp chứng chỉ CME theo quy định của Bộ Y tế nhằm kịp thời cập nhật và bổ sung các kiến thức cơ bản cho các bác sỹ, y tá và điều dưỡng với các chuyên đề như: cấp cứu ngừng tuần hoàn, xử lý các bệnh cảnh cấp cứu tim mạch, theo dõi huyết động cho người bệnh tim mạch, thông khí nhân tạo cho người bệnh tim mạch, cập nhật về sốc và sốc tim, quản lý tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại tuyến cơ sở, cập nhật về chăm sóc và điều dưỡng tim mạch, thực hành điện tâm đồ trong các bệnh tim mạch thường gặp, bệnh tim bẩm sinh: sàng lọc trẻ sơ sinh, tư vấn cho người lớn…
Theo PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, đặc biệt trong Đại hội lần này sẽ có các phiên chuyên đề của Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ SCAI, Chien Foundation, Diễn đàn nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học Y, Cuộc thi giải thưởng Nhà Nghiên cứu Trẻ được trình bày bằng hoàn toàn tiếng Anh đánh dấu sự hội nhập quốc tế không ngừng của Hội Tim mạch học Việt Nam.
Sáng 09/10/2016, tại Hội trường lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 15 đã khai mạc. Khoảng 3000 đại biểu tham dự và có hơn 300 báo cáo viên là các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực Tim mạch học trong nước. Đặc biệt, trong đó còn có sự tham gia của hơn 40 các Giáo sư/TS/BS đầu ngành tim mạch đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tại buổi họp báo giới thiệu về đại hội, GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hôi Tim mạch học Việt Nam cho biết, Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 15 là một cơ hội vô cùng quý báu nhằm liên tục trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sỹ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt, chủ đề của đại hội khoa học là “thu hẹp mọi khoảng cách” để nói tới sứ mệnh của Hội Tim Mạch Việt Nam với tất cả nỗ lực trong việc thu hẹp tiến tới xóa bỏ mọi khoảng cách về kiến thức, trình độ giữa trong nước và quốc tế, giữa các tuyến trong nước và cũng là xóa bỏ khoảng cách về cơ hội được chăm sóc và điều trị các bệnh tim mạch trong cộng đồng.
PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 15 với hơn 600 bài báo cáo khoa học đa dạng sẽ tập trung vào các chuyên đề lớn giao thoa giữa các chuyên khoa sâu của tim mạch (như cấp cứu tim mạch, phẫu thuật tim mạch, tim mạch nhi, tim mạch can thiệp, rối loạn nhịp, chẩn đoán hình ảnh trong tim mạch…) cũng như giao thoa giữa tim mạch học và các chuyên ngành khác như hồi sức cấp cứu, nội tiết, thận tiết niệu, ung thư, lão khoa, sản phụ khoa, tiêu hoá, thần kinh...
Song song với các chương trình hội thảo chuyên đề, Đại hội lần này cũng tổ chức 27 khóa đào tạo y khoa liên tục có cấp chứng chỉ CME theo quy định của Bộ Y tế nhằm kịp thời cập nhật và bổ sung các kiến thức cơ bản cho các bác sỹ, y tá và điều dưỡng với các chuyên đề như: cấp cứu ngừng tuần hoàn, xử lý các bệnh cảnh cấp cứu tim mạch, theo dõi huyết động cho người bệnh tim mạch, thông khí nhân tạo cho người bệnh tim mạch, cập nhật về sốc và sốc tim, quản lý tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại tuyến cơ sở, cập nhật về chăm sóc và điều dưỡng tim mạch, thực hành điện tâm đồ trong các bệnh tim mạch thường gặp, bệnh tim bẩm sinh: sàng lọc trẻ sơ sinh, tư vấn cho người lớn…
Theo PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, đặc biệt trong Đại hội lần này sẽ có các phiên chuyên đề của Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ SCAI, Chien Foundation, Diễn đàn nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học Y, Cuộc thi giải thưởng Nhà Nghiên cứu Trẻ được trình bày bằng hoàn toàn tiếng Anh đánh dấu sự hội nhập quốc tế không ngừng của Hội Tim mạch học Việt Nam.