THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:30

6 xét nghiệm ai cũng nên làm 1 năm/lần ở độ tuổi 30-40

Nếu muốn khỏe mạnh, trước khi bước vào tuổi 40, bạn nên cần thiết thực hiện các xét nghiệm sau. Việc thực hiện các xét nghiệm giúp bạn tầm soát được bệnh tật, nhất là với bệnh ung thư.

Ngoài ra, chúng cũng giúp bạn kịp thời phát hiện các triệu chứng của bệnh ung thư và giúp điều trị các loại bệnh đang có để có sức khỏe tốt nhất.

Xét nghiệm HPV (Human Papilloma Virus)

Khi có quan hệ tình dục, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với sự viêm nhiễm HPV (virút Human Papilloma). Được biết, ít nhất một nửa số người có quan hệ tình dục sẽ mắc phải HPV ở một số thời điểm trong đời. Song nhiều người sẽ không biết đến sự tồn tại của chúng và cũng không có triệu chứng gì.

 Bởi thế, mọi phụ nữ trên 21 tuổi (đặc biệt là những người có nguy cơ) nên thực hiện xét nghiệm này. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, bạn nên thực hiện lại xét nghiệm 3 năm/lần cho đến khi bạn 40 tuổi và mỗi năm 1 lần khi đã bước qua tuổi 40.

Trong xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung, như với kiếm tra Pap. Các tế bào sau đó sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra này có thể xác định 13 hoặc 14 loại HPV gây hại cao có liên quan tới ung thư cổ tử cung.

Chụp X-quang tuyến vú

Theo Dân Trí từng đưa tin, ngay cả khi chưa sờ thấy khối u, cục ở vú thì chục X - quang tuyến vú cũng có thể phát hiện những mầm mống còn rất nhỏ này. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần chụp X - quang tuyến vú định kỳ để phát hiện nguy cơ.

Đây cũng là xét nghiệm mà mọi phụ nữ nên thực hiện mỗi năm trước 40 tuổi để phát hiện ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú gia tăng cùng độ tuổi và việc chẩn đoán ở giai đoạn đầu giúp ích trong việc điều trị bệnh ung thư vú kịp thời, hạn chế nguy cơ phải cắt vú hay tử vong.

Nhiều phụ nữ hiện nay e dè việc chụp X - quang tuyến vú vì lo ngại tia X tăng nguy cơ gây ung thư. Nhưng PGS.TS Khoa từng chia sẻ rằng, chụp X - quang tuyến vú là an toàn, không gây nguy cơ ung thư như nhiều người lo ngại. Lý do vì X - quang tuyến vú chỉ cần một lượng nhỏ tia X không thể là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú được.

Nội soi đại tràng

Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần đại tràng (ruột già) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 1 cm, đưa vào qua hậu môn.

Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Trước 40 tuổi, bạn nên thực hiện nội soi đại tràng ít nhất 1 lần/năm. Nếu gia đình có người mắc bệnh thì bạn nên thực hiện xét nghiệm này trước tuổi 35.

Nội soi đại tràng là một thủ thuật tương đối an toàn, ít tai biến. Do đại tràng dài và gập góc hoặc xoắn, nên khi soi bệnh nhân cảm thấy đau.

Xét nghiệm Carcinoma antigen (CA 125)

Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng.

- CA 125 huyết tương tăng trong ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung; có thể tăng trong các bệnh lý thanh dịch như cổ trướng, viêm màng tim, viêm màng phổi, viêm màng bụng,...

- CA 125 có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, đánh giá sự thành công của điều trị và theo dõi tiến trình của bệnh.

Xét nghiệm hormone Prolactinomas

Prolactinomas là loại khối u phổ biến nhất của tuyến yên và thường là lành tính. Khối u thường phát triển ở phụ nữ nhưng cũng được tìm thấy ở nam giới.

Nồng độ cao của hormone Prolactinomas trong máu có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy, điển hình như mắc bệnh gan, tuyến giáp hay thậm chí là vô sinh.

Mọi người nên thực hiện xét nghiệm này hàng năm trước khi bước sang tuổi 40.

Siêu âm bụng và vùng chậu

Nhiều người thường thờ ơ và hay bỏ qua các dấu hiệu như đau dạ dày và đau ở vùng xương chậu. Tuy nhiên, bạn đừng phớt lờ nó nhất là khi bạn đã bước qua tuổi 30.

Thực tế, việc siêu âm bụng, hoặc vùng chậu có thể giúp phát hiện được các bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, tử cung... ở giai đoạn sớm. Chính điều này tạo điều kiện cho bạn có các biện pháp điều trị kịp thời.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh