THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:36

6 tình huống nên im lặng, tránh bị "phản dame" cực gắt cho chính mình

Dân gian có những câu nói hết sức kinh điển về việc chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói, như "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau," hay "uốn lưỡi 7 lần." Nhưng người xưa cũng có câu: "Im lặng là vàng," và câu nói ấy thực sự đúng, vì có những khi điều tốt nhất bạn nên làm lại là... chẳng nói gì.

Sau đây là những tình huống bạn nên học cách giữ im lặng dù miệng của bạn lúc đó có ngứa ngáy đến mức nào, nếu không muốn tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, im lặng còn là cách tốt nhất để lắng nghe cơ mà!

1. Khi lời nói của bạn khiến đối phương điên tiết

Trong một cuộc tranh luận, việc giữ im lặng sẽ giúp bạn có thể lắng nghe nhiều hơn, để rồi nhận ra đối phương cũng thấy... mệt nếu phải nói nhiều.

Khi gặp phải tình huống đòi hỏi phải đưa ra nhận xét về một vấn đề bạn không thích, hãy dành ra 5 giây suy nghĩ. Bạn có thể thử tiếp cận vấn đề một cách khéo léo hơn để thể hiện sự đồng cảm. Chẳng hạn nếu một người hỏi bạn về việc bộ đồ cô ấy mặc có đang hơi xấu không và bạn cũng đồng tình, thì không nhất thiết phải nói dối. Hãy xác nhận điều đó, nhưng đồng thời cũng chia sẻ thêm về việc chọn đồ vào mỗi sáng khó khăn như thế nào. Cho thấy sự đồng cảm là chìa khóa để tránh xung đột trong các mối quan hệ thường ngày.

2. Nếu việc nói chỉ khiến bạn thêm ức chế

Lời nói chẳng mất tiền mua: 6 tình huống bạn nên biết giữ im lặng dù có ngứa miệng đến đâu, tránh bị phản dame cực gắt cho chính mình - Ảnh 2.

Khi bị nỗi giận lấn át, con người ta có xu hướng nói nhiều hơn, giống như để xả giận vậy. Nhưng thực ra việc nói sẽ khiến bạn càng thêm kích động, mà sự giận dữ chưa bao giờ là cách tốt để giải quyết vấn đề cả.

Dĩ nhiên ai cũng có quyền tức giận, nhưng việc để cảm xúc lấn át sẽ chẳng có tác dụng gì, ngoài việc khiến đối phương cũng cảm thấy ức chế. Vậy nên khi thấy cuộc đối thoại chẳng đi đến đâu, cách tốt nhất là giữ im lặng.

3. Khi muốn sửa lỗi cho người khác

Lời nói chẳng mất tiền mua: 6 tình huống bạn nên biết giữ im lặng dù có ngứa miệng đến đâu, tránh bị phản dame cực gắt cho chính mình - Ảnh 3.

Dù mục đích của bạn là tốt nhưng lời khuyên cho bạn là... đừng, vì đó thực ra không phải việc của bạn, đặc biệt là khi 2 người chưa thân thiết. Ai cũng sẽ có mắc lỗi, nhưng việc lúc nào cũng chăm chăm chỉ ra lỗi của người khác không khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn đâu.

4. Lên tiếng chỉ để chỉ trích

Lời nói chẳng mất tiền mua: 6 tình huống bạn nên biết giữ im lặng dù có ngứa miệng đến đâu, tránh bị phản dame cực gắt cho chính mình - Ảnh 4.

Nhiều người nghĩ rằng sẽ chẳng ai cố ý "buông lời sát thương" và khiến người khác đau khổ. Điều này có thể đúng, nhưng vô tình không có nghĩa là nên làm.

Trong cuộc sống, chúng ta đôi lúc nói những lời làm tổn thương người khác mà bản thân có khi không nhận ra, chỉ vì một vài lý do như ghen tị lẫn nhau. Những lời nói kiểu này thường được đưa ra dưới dạng lời trêu chọc, nhưng sức sát thương thì rất khủng khiếp.

Nhắc lại, hãy suy nghĩ 5s trước khi nói, và nếu có thể thì nên giữ im lặng nếu những gì bạn định thốt ra chỉ có vậy. Việc giữ im lặng sẽ cải thiện hình ảnh của bản thân rất nhiều đấy.

5. Nếu cuộc hội thoại nhắc đến cả người khác

Lời nói chẳng mất tiền mua: 6 tình huống bạn nên biết giữ im lặng dù có ngứa miệng đến đâu, tránh bị phản dame cực gắt cho chính mình - Ảnh 5.

Việc chia sẻ bí mật cho nhau sẽ giúp tình bạn thêm thắm thiết, nhưng không phải nói gì cũng được, đặc biệt là nếu câu chuyện có kéo thêm sự xuất hiện của người thứ 3 bên ngoài.

Biết quá nhiều đôi khi sẽ trở thành gánh nặng về mặt.. giữ bí mật. Hơn nữa, bí mật ấy càng không nên do bạn đưa ra, vì nó rất giống nói xấu. Mà người xưa đã dạy rồi, "kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra," nghĩa là phàm việc gì xấu thì ắt có ngày sẽ bại lộ thôi.

6. Khi gặp phải kẻ ưa bắt nạt

Lời nói chẳng mất tiền mua: 6 tình huống bạn nên biết giữ im lặng dù có ngứa miệng đến đâu, tránh bị phản dame cực gắt cho chính mình - Ảnh 6.

Lời khuyên cho bạn: đừng bao giờ tiếp cận hay trò chuyện cùng những kẻ hay bắt nạt. Những kẻ bắt nạt "tồn tại" nhờ những lời nói xấu, và bất kỳ điều gì bạn nói sẽ chỉ khiến bạn trở thành mục tiêu của hắn thôi.

Bạn có thể sử dụng sự im lặng để làm lợi thế. Đừng cố gắng nói chuyện phải trái với kẻ bắt nạt, vì hắn chẳng bao giờ nghe đâu.

7. Khi lời nói của bạn làm tổn thương người khác

Lời nói chẳng mất tiền mua: 6 tình huống bạn nên biết giữ im lặng dù có ngứa miệng đến đâu, tránh bị phản dame cực gắt cho chính mình - Ảnh 7.

Đặc biệt tránh bình phẩm về các khiếm khuyết không thể tránh khỏi từ người khác, như sẹo hay tật nguyền. Bạn sẽ không thể biết được lời nói của mình sẽ gây tổn thương nhiều đến mức nào đâu.

Quy tắc ở đây rất đơn giản: khi không có điều gì tốt đẹp để nói thì đừng nói gì cả. Việc gây tổn thương cho người khác có thể mang đến cảm giác đắc thắng, nhưng sau này bạn sẽ tự hỏi: liệu có đáng không, khi chỉ vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ cả một mối quan hệ sau này

Tham khảo: BS, VT.co

J.D

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh