CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:14

Thảo mộc dân gian trị bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mùa lạnh

 

Khi con ốm, thay vì lo lắng, cha mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ, tích cực tham gia, phối hợp cùng các đơn vị y tế, đơn vị chăm sóc sức khỏe trẻ em để có những phương pháp nuôi con khỏe.

Các loại vi trùng vi khuẩn và vi rút trong môi trường sống xung quanh là những tác nhân trực tiêp khiến trẻ dễ bị ốm hơn người lớn, do hệ miễn dịch của trẻ còn quá non nớt.

Trẻ càng lớn, hệ miễn dịch càng được tăng cường nhờ đó cơ thể của bé dễ dàng chống lại những viêm nhiễm thông thường.

Để giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, đảm bảo cho con bạn được ngủ đủ giấc hàng đêm, được nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động thể chất, mang lại cho trẻ một môi trường an toàn, lành mạnh giúp bé phát triển toàn diện.

1. Gừng trị ho suyễn

Hen suyễn xảy ra khá thường xuyên ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh từ phổi bởi những triệu chứng như: Thở khò khè, tức ngực, ho, và khó thở. Nguyên nhân hàng đầu là do bị dị ứng, ô nhiễm không khí, viêm đường hô hấp, và không khí ẩm ướt.

Từ lâu, gừng đã được sử dụng trong trị các chứng hen suyễn như một dược liệu tự nhiên, một sản phẩm chống viêm, giảm viêm đường hô hấp và hen phế quản.

Công thức: Hãy trộn đều tỷ lệ lượng nước ép gừng, nước ép quả lựu và mật ong với nhau. Cho trẻ uống 1 muỗng hỗn hợp này 3 lần/ngày, hoặc dùng kẹo gừng thay thế.

2. Cây thì là chữa chứng đau bụng

Chứng đau bụng xảy ra khá phổ biến đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính là do táo bón, ăn quá nhiều, khó tiêu, trào ngược axit, ngộ độc thực phẩm…

Hạt thì là được xem là loại dược liệu tuyệt vời chữa đau bụng cho trẻ nhỏ do đầy bụng, khó tiêu.

Cho 1 muỗng hạt thì là nghiền nhỏ ngâm trong cốc nước nóng khoảng 10 phút rồi cho trẻ uống. Bạn nên cho trẻ uống nước hạt thì là 2 lần/ngày. Nếu khó uống thì có thể sử dụng thêm mật ong.

Đồng thời, bạn có thể cho con uống nước nóng khi bị đau bụng. Điều này giúp cơ thể trẻ đào thải lượng khí dư thừa cũng như ngăn ngừa chứng táo bón

3. Củ nghệ trị ho

Ho cũng là một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho là do nhiễm virut, cảm lạnh,cúm cùng một số vấn đề khác như hen suyễn. Ho thường kèm theo chứng đau họng, đau ngực, và nghẹt mũi.

Củ nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, và kháng virut. Do vậy mà nghệ dùng để trị ho cho trẻ rất hiệu nghiệm.

Cho ½ muỗng bột nghệ vào 1 ly sữa ấm rồi cho con uống. Bạn nên cho con uống 2 lần/ngày.

Đối với những bé mắc chứng ho khan: Các mẹ nên trộn ½ muỗng bột nghệ với 1 muỗng mật ong rồi cho con uống. Với hỗn hợp bột nghệ mật ong thì nên uống 3 lần/ngày.

Đặc biệt, nước chanh ấm là loại thần dược điều trị ho tự nhiên cho các bé rất hiệu quả.

4. Quế trị chứng đái dầm

Trẻ nhỏ hay mắc chứng đái dầm – do cơ thể không kiểm soát được quá trình tiểu tiện trong khi ngủ, không phải do trẻ cố ý hay lười. Trẻ mắc chứng đái dầm là do nước tiểu quá nhiều, do trẻ táo bón, và mệt mỏi. Nhưng khi trẻ càng lớn thì chứng đái dầm dần được hạn chế.

Để hạn chế việc con bạn đái dầm, tốt nhất, bạn nên dùng quế, bởi quế có khả năng giữ ấm cho cơ thể.

Hãy cho con 1 thanh quế để các bé nhai. Bạn nên nhớ rằng chỉ cho các con nhai quế 1 lần/ngày.

Cách khác là bạn có thể cho trẻ ăn sáng: Bạn rắc bột quế, đường lên bánh mì nướng cho trẻ ăn trong bữa sáng.

Để trị đái dầm ở trẻ nhỏ, bạn còn có thể xoa bụng dưới cho con bằng tinh dầu ô liu ấm khoảng 5 phút/lần. Với cách này, bạn có thể làm vài lần trong ngày.

5. Điều trị tiêu chảy bằng quả chuối

Tiêu chảy là phân ở dạng lỏng, dạng nước, thông thường thì chứng tiêu chảy thường do đau bụng gây ra. Kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Trẻ bị tiêu chảy do ăn uống các loại đồ ăn, thức uống không hợp vệ sinh, bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng.

Để điều trị dứt điểm chứng tiêu chảy cho con trẻ, bạn có thể cho con ăn chuối xanh, hoặc mẹ có thể nấu cháo bằng gạo trắng với chuối xanh cho con ăn. Do trong thành phần của chuối xanh chứa hàm lượng pectin tốt cho tiêu hóa.

Như chúng ta cũng đều biết trong thành phần của quả chuối rất giàu kali có thể thay thế lượng chất dẫn điện electrolytes bị mất do tiêu chảy. Nếu em bé nhà bạn không thích ăn chuối, mẹ có thể làm sinh tố sữa chua với chuối cho con nhé.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung những món ăn nhạt như khoai tây luộc, nước cơm, nước canh.

Nguồn Home Remedies

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh