Nhật thực toàn phần vào ngày 8/3
Mặt Trời sẽ biến mất hoàn toàn trong năm nay khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nhật thực toàn phần hoặc một phần kéo dài trong 4 phút và có thể thấy rõ ở Đông Nam Á, từ Indonesia đến tây Thái Bình Dương. Nhật thực bán phần có thể được quan sát từ châu Á, châu Đại Dương và Australia. Ảnh minh họa: The Guardian.
Mưa sao băng Eta Aquarid vào ngày 6/5
Nhiều trận mưa sao băng lớn bị che khuất bởi ánh sáng của Mặt Trăng trong năm nay, nhưng Eta Aquarid là một ngoại lệ. Các mảnh vỡ có kích thước bằng hạt cát từ sao chổi Halley sẽ trút xuống bầu khí quyển Trái Đất vào đêm ngày 6/5, trước lúc bình minh. Năm nay, sự kiện này xảy ra trùng với thời điểm trăng non. Do đó, bầu trời đủ tối để kính thiên văn có thể quan sát được cả các thiên thạch mờ nhất vụt qua. Ở Bắc bán cầu, dự kiến khoảng 30 sao băng vụt qua mỗi giờ, trong khi ở tỷ lệ sao băng ở Nam bán cầu cao gấp đôi. Ảnh minh họa: NBC News.
Sao Thủy dịch chuyển vào ngày 9/5
Những người yêu thiên văn có thể quan sát sự kiện hiếm hoi khi sao Thủy tinh lướt ngang qua Mặt Trời lần đầu tiên trong 10 năm vào thứ Hai ngày 9/5. Bóng đen nhỏ bé của hành tinh này sẽ băng qua đĩa Mặt Trời trong khoảng thời gian 7 tiếng, từ 11 giờ 12 phút đến 18 giờ 42 phút. Nếu thời tiết thuận lợi, hầu hết khu vực châu Mỹ và Tây Âu có thể quan sát toàn bộ quá trình dịch chuyển. Khu vực có tầm quan sát rõ nhất là châu Phi và một phần châu Á. Người dân ở Đông Á và châu Úc không thể theo dõi sự kiện này do thời điểm diễn ra rơi vào ban đêm. Sao Thủy, hành tinh ở gần Mặt Trời nhất sẽ đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng chỉ che khuất được 1/150 đĩa Mặt Trời. Ảnh minh họa: NASA.
Tam tinh xếp thẳng hàng vào ngày 23/8
Vào ban đêm, trong các ngày 23 - 24/8, hai hành tinh sáng nhất có thể quan sát bằng mắt thường là sao Hỏa và sao Thổ. Chúng sẽ hợp cùng ngôi sao Antares trong chòm sao Bọ cạp và tạo thành một đường thẳng. Điểm đặc biệt ở đây là ánh sáng màu đỏ - cam của sao Hỏa và sao Antares. Bộ ba sẽ tạo thành một hàng dọc ở vị trí thấp trên bầu trời phía tây nam, có thể dễ dàng quan sát bằng ống nhòm. Ảnh minh họa: Andrew Fazekas/Skysafari.
Sao Kim và sao Mộc áp sát nhau vào ngày 27/8
Hai trong số các thiên thể sáng nhất chỉ xếp sau Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ có cuộc gặp gỡ ở cự ly siêu gần vào lúc hoàng hôn ngày 27/8. Sao Mộc và hành tinh láng giềng là sao Kim sẽ trải qua sự giao hội vào lúc hoàng hôn ở vị trí rất thấp trên bầu trời phía tây. Hai hành tinh chỉ cách nhau một góc 10 phút, tương đương 1/3 đường kính đĩa Mặt Trăng trên bầu trời. Do sự kiện diễn ra gần sát đường chân trời, các hành tinh có thể bị che khuất bởi ánh sáng chói của hoàng hôn. Ảnh minh họa: Andrew Fazekas/Skysafari.
Sao Hỏa và tinh vân Lagoon tạo thành tư thế đẹp mắt vào ngày 28/9
Khi Hỏa tinh lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời Trái Đất vào khoảng cuối tháng 5 - đầu tháng 6, nó sẽ kết hợp với tinh vân Lagoon, đám mây khí và bụi giữa các vì sao, tạo nên tư thế đẹp mắt. Khi trời tối vào ngày 28/9, người yêu thiên văn có thể quan sát hành tinh đỏ cùng với tinh vân Lagoon ở cách Trái Đất 4.000 năm ánh sáng. Hai thiên thể sẽ xuất hiện cách nhau chưa đến 1 độ, cho phép người dân quan sát khoảnh khắc ấn tượng bằng ống nhòm và kính viễn vọng. Ảnh minh họa: Andrew Fazekas/Skysafari.