6 nhóm người không nên uống nhiều vì có thể làm hại tim, gan, dạ dày
- Y học 360
- 15:46 - 04/12/2019
Cà phê không chỉ là một món ngon thỏa mãn vị giác mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, giúp tinh thần tỉnh táo và khơi dậy cảm hứng sáng tạo.
Cà phê thật sự có ích cho sức khỏe. Có 2 nghiên cứu lớn được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2017, cho thấy những người uống cà phê sẽ giảm tỷ lệ tử vong sớm.
Sau đó, nghiên cứu vào năm 2018 của Viện Ung thư, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern đã thống kê được những con số liên quan đến lợi ích của việc uống cà phê bao gồm: Giảm nguy cơ ung thư 20%, nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%, nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%.
Ngay cả khi cà phê tốt cho cho sức khỏe, các chuyên gia sức khỏe trên kênh Aboluowang, Trung Quốc vẫn khuyên rằng: Mọi người không nên uống quá 2 cốc/ngày. Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày là sau bữa sáng và bữa trưa vì nó có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa và có thể phá vỡ các thực phẩm giàu calo và chất béo cao.
Ngoài ra, những nhóm người sau đây cần cẩn trọng khi uống cà phê.
6 nhóm người nên hạn chế uống cà phê
1. Bệnh nhân mắc bệnh gan
Người bình thường cần 2 giờ để hấp thụ và chuyển hóa caffeine, nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan, quá trình chuyển hóa caffeine có thể mất 4-5 giờ. Chính vì vậy bệnh nhân mắc bệnh gan phải cẩn thận khi uống cà phê, tốt nhất không nên uống sau buổi tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ do thời gian trao đổi chất dài và tốt nhất không nên vượt quá 1 cốc mỗi ngày.
2. Bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa
Những người thường xuyên bị đau bụng và đau dạ dày thường được bác sĩ khuyên không nên dùng những loại đồ uống có chất kích thích như rượu, hạt tiêu, cà phê, trà, đồ uống có ga…
Lý do cà phê được nhiều bác sĩ liệt kê trong danh sách đồ uống cần tránh vì axit tannic trong nó có thể kích thích tiết axit dạ dày, khiến bệnh về tiêu hóa thêm nặng.
Sau khi khỏi bệnh, nếu bạn thỉnh thoảng uống cà phê, tốt nhất nên sử dụng nó sau bữa ăn.
3. Phụ nữ có thai
Khi mang bầu, hầu như tất cả chị em đều chú ý đến khẩu phần ăn của mình. Đương nhiên, đồ uống chứa caffein cũng nằm trong danh sách cần tránh. Điều này chủ yếu là do quá trình chuyển hóa caffeine của phụ nữ mang thai diễn ra chậm, thời gian mà caffeine tồn tại trong cơ thể sẽ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Phát hiện này đến từ các nhà khoa học Ireland, được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, cứ mỗi 100 mg caffeine dư thừa được tiêu thụ hàng ngày trong vòng ba tháng mang thai đầu tiên khiến cho trọng lượng của trẻ sơ sinh giảm 72 gram. Ngoài ra, chất này làm suy giảm tăng trưởng chiều cao của thai nhi, chu vi đầu và giảm tuổi thai.
4. Trẻ em
Trẻ em có gan và thận phát triển chưa đầy đủ, khả năng giải độc kém nên quá trình hấp thụ và chuyển hóa caffein sẽ bị kéo dài. Cà phê có thể khiến trẻ mất ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, gây sâu răng, khiến trẻ khó tập trung…
5. Bệnh nhân loãng xương
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu ngày nào phụ nữ cũng uống 2 cốc cà phê trở lên sẽ khiến cho mật độ xương của xương hông và xương cột sống đều giảm thấp.
Mật độ loãng xương giảm liên quan đến số lượng cà phê uống mỗi ngày. Caffeine có thể kết hợp với các free calcium bên trong cơ thể, đồng thời được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Free calcium giảm chắc chắn sẽ gây ra sự phân giải của calcium, từ đó gây loãng xương.
6. Bệnh nhân tim mạch
Bệnh nhân tim mạch có các rào cản chức năng tim riêng. Trong khi đó, cà phê cũng có thể gây ra sự kích thích tới chức năng hoạt động của tim. Nếu người bệnh uống quá nhiều cà phê, caffeine sẽ làm tăng thêm sự kích thích lên hoạt động của tim.
Theo aboluowang