6 kiểu người không nên kết giao trong cuộc sống
- Bác sĩ
- 14:02 - 25/08/2020
1. Kiểu người hay nói đạo lý
Những người hay nói đạo lý sẽ sinh ra bệnh nghĩ mình luôn đúng, coi bản thân là số một. Không ngừng giảng đạo lí, là một loại bóp chết cảm nhận của người khác, thoả mãn hành vi của mình. Dù họ có ác ý hay không, họ cũng sẽ biến một buổi nói chuyện vui vẻ thành một buổi diễn thuyết đạo lý.
Đặc điểm rõ nhất của kiểu người này chính là chưa nói hết một câu của mình đã chen vào lời người khác, khiến đối phương chỉ biết nuốt trở lại những lời muốn tâm sự vào trong bụng.
Điều đáng sợ chính là ở chỗ kiểu người ái kỉ này lúc nào cũng sẽ đưa ra lý do "vì muốn tốt cho người khác", mà lại đem chúng ta nhốt vào một cái hầm đầy đạo lí, giống như một kiểu "hiệu ứng gasolight" (thao túng tinh thần) vậy.
Thứ đạo lý đúng đắn nhất là không vùi dập tâm trạng và cảm nhận của người khác. Nói đạo lý quá nhiều sẽ khiến nhu cầu được tâm sự của bản thân và người đối diện sẽ từ từ mất đi, hành vi thích giảng đạo lí này sẽ chỉ làm các mối quan hệ rơi vào bế tắc mà thôi.
2. Kiểu người “Tôi là vậy đấy”
Người nói chuyện làm tổn thương người khác, rồi lấy cớ "Tính cách tôi là vậy đấy", "Tôi có chút thẳng thắn" để bao biện, tốt nhất nên tránh xa. Loại người này, trông có vẻ "tính cách thẳng thắn", trên thực tế là người vô cùng ích kỳ, không quan tâm để cảm nhận của người khác.
Rõ ràng có thể nói lời dễ nghe hơn, nhưng lại càng muốn tuôn ra lời lẽ thâm độc.
Họ thích bắt đầu câu chuyện kiểu "Ngại quá, tôi nói thẳng cậu đừng để bụng nhé…”. Trong đầu bọn họ thì đang nghĩ thầm: Tôi có thể chửi cậu, nhưng cậu chửi lại tôi là không phải phép đâu.
Bọn họ cho rằng bản thân là thẳng thẳn, thật ra là loại tính cách luôn cho mình là đúng, chưa bao giờ nghĩ đến việc người nghe có tiếp nhận hay không.
Loại người này đa số đều bị khiếm khuyết sự chừng mực trong giao tiếp người với người, chưa được cho phép đã vượt biên giới, xâm phạm sự riêng tư cũng như sự nhạy cảm của người khác.
Trong những mối quan hệ, chúng ta không nhất thiết phải làm người mà ai ai cũng yêu mến, nhưng ít nhất phải làm người không để bị ai ghét.
Học được cách kiềm chế bản thân, đặt người khác ở trong lòng, chính là chúng ta đã xây dựng được nền tảng cơ bản cho những mối quan hệ tốt đẹp.
3. Người hay phủ định người khác
Người luôn trách cứ người khác, luôn cho mình là đúng, chắc chắn không phải người tốt, cần phải tránh xa. Loại người này trong mọi lời nói đều chèn ép bạn, trong mắt không chứa nổi một hạt cát, cũng không thừa nhận người nào khác giỏi hơn mình; không ngừng phủ nhận người khác nhằm bảo vệ ý kiến của mình cũng như đàn áp người khác.
Họ mà làm cấp cao thì cấp dưới phải chịu khổ lắm đây. Tiếp xúc với bọn họ chúng ta sẽ chỉ cảm thấy cuộc đời mình toàn những sai lầm.
Chẳng có ai là luôn luôn đúng cả, nhưng những người muốn rêu rao khoe khoang chọc người khác ghét thì có đầy.
Nếu bạn không muốn trở thành người như vậy hoặc không muốn gặp phải người như vậy, đầu tiên hãy tự tu dưỡng phẩm chất của mình, học cách tán thành với người khác, sau đó trau dồi kiến thức, phát triển nhận thức, phẩm chất của bạn sẽ theo đó mà tốt đẹp hơn.
4. Người luôn phàn nàn, suốt ngày lải nhải
Loại người này đa phần chỉ có một kiểu tư duy, đó là chỉ quan tâm đến chuyện trước mắt, dễ mất bình tĩnh vì những không có giá trị.
"Làm gì cũng không xong, chỉ biết vạch lá tìm sâu, phê bình người khác là giỏi." Câu này chính là nói họ đấy.
Lúc chờ xe công cộng, xe chậm trễ chưa đến, họ sẽ bắt đầu phàn nàn hệ thống giao thông tắc trách, than phiền thời tiết xấu, sao hôm nay xui xẻo thế. Lúc xe đến rồi thì lại than máy lạnh xe không chạy hay gì mà nóng thế, tài xế không chuẩn bị tốt, lái xe nát thế mà thu nhập còn cao hơn mình...
Kết giao với loại người này đồng nghĩa với việc đặt bản thân bạn vào trước mắt họ, họ sẽ lải nhải than phiền đủ thứ với bạn suốt.
Điều đáng nói là, những người suốt ngày phàn nàn sẽ chỉ đứng một chỗ để nhìn nhận về sự việc khiến họ phàn nàn đó, chứ không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Bởi vì sức lực đều dùng trên miệng hết rồi, không còn năng lượng để làm gì khác nữa.
5. Kiểu người khó tính với người thân, hời hợt với người lạ
Người ở ngoài xã hội thì hòa hợp không làm mất lòng ai, về nhà thì cáu kỉnh với người nhà, trên thực tế, chính là kiểu người ra ngoài suốt ngày nịnh nọt, về nhà lại mất kiên nhẫn với những người tử tế với mình. Ra đường thì biết cách đối nhân xử thế lắm, nhưng vừa nói chuyện với người thân là lộ tẩy ngay.
Tôi đã nghe ở ngoài đường rất nhiều cuộc đối thoại kiểu như: "Vâng sếp ạ, lần hợp tác này quả thật rất thuận lợi."
Giây sau lại nghe họ lật mặt ngay: "Làm cái gì đấy? Lại chuyện gì nữa đây?"
Ừ đấy 80% là nói chuyện với bố mẹ hoặc cấp dưới rồi.
Chúng ta ở ngoài xã hội làm việc vất vả, chịu mọi tủi thân. Về đến nhà muốn được an ủi dỗ dành, điều này vốn không có gì đáng trách. Thế nhưng cần tìm an ủi không có nghĩa là làm cho người nhà tổn thương. Không được nghĩ vì người nhà sẽ luôn bao dung mình mà làm tới.
Những người này luôn biết rác thì phải vứt vào thùng rác, nhưng lại luôn vứt tâm trạng tiêu cực vào nhà, tốt nhất không nên kết giao kẻo mang bực vào người.
6. Kiểu người tính toán quá nhiều
Không chỉ là chuyện tiền nong, có những người không chấp nhận ai làm lãng phí thời gian của họ, nhưng lại không ghi nhận công lao của người khác:
Có người tiếc thời gian như sinh mạng của mình. Chỉ tiếc, họ quý trọng thời gian của mình nhưng lại làm như không thấy thời gian của người khác.
Bọn họ đa phần thiếu sự đồng cảm và thấu hiểu, không biết bao dung. Nội tâm chỉ chứa chính mình, không dễ dàng tha thứ cho sai lầm của người khác. Họ là những người theo chủ nghĩa vị kỷ. Loại người này không đáng tin cậy, lúc nhờ vả người khác thì nài nỉ, người khác nhờ vả lại nhất định sẽ từ chối.
Đương nhiên, họ chỉ dám ăn hiếp kẻ yếu thôi, không dám đụng vào kẻ mạnh. Vì vậy để thoát khỏi những người như thế thì cần phải nâng cao sức mạnh của bản thân, nâng cao lòng tự trọng và dứt khoát buông bỏ để tránh hậu họa sau này.