THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:49

6 hiểu lầm có thể khiến bệnh thận ngày càng trầm trọng hơn

Khi thận bị tổn thương, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Trong thực tế, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận đều khó phát hiện những triệu chứng sớm của bệnh. Thế nên khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nhiều người mới vội vàng đến bệnh viện thì bệnh thận đã tiến triển đến giai đoạn nặng.

Trong một số trường hợp khi đi khám sức khỏe tổng quát, một số người nhận thấy chức năng thận của mình đang có sự khác lạ, nhưng họ lại không quan tâm đến điều đó. Nếu bạn đang có những hiểu lầm tai hại về bệnh thận trong các trường hợp sau, bạn nên khẩn cấp đến bệnh viện khám.

1. Người bị bệnh thận chỉ cần tập trung vào việc điều trị, bỏ qua việc quản lý chế độ ăn

Điều trị bằng thuốc và tuân thủ các xét nghiệm là một phần trong quá trình điều trị bệnh thận. Tuy nhiên, việc điều trị và quản lý chế độ ăn uống hằng ngày đều quan trọng như nhau. Ví dụ, nếu bạn đang dùng thuốc nội tiết tố nhưng không tuân theo chế độ ăn kiêng ít protein, tác dụng của thuốc sẽ giảm và thậm chí là tình trạng bệnh cũng sẽ xấu đi.

6 hiểu lầm có thể khiến bệnh thận ngày càng trầm trọng hơn - Ảnh 1.

Những người bị bệnh thận nên từ bỏ các thói quen gây thêm tổn thương cho thận.

Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày, những người bị bệnh thận nên từ bỏ các thói quen gây thêm tổn thương cho thận như thức khuya, ăn nhiều thịt, hút thuốc, uống rượu.

2. Protein trong nước tiểu thấp nghĩa là thận không nguy hiểm

Protein niệu là chỉ số quan trọng trong việc điều trị bệnh thận. Nếu nhận thấy chỉ số này thấp, điều này không có nghĩa là thận đang ổn định, không gặp nguy hiểm. Trên thực tế, khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn nặng, protein trong nước tiểu và lượng nước tiểu sẽ giảm dần. Do đó, bệnh nhân không nên đánh giá thấp các chỉ số protein niệu mà phải kiểm tra toàn diện và chi tiết.

3. Nồng độ creatinine không quan trọng

Nồng độ creatinine trong máu là chỉ số đánh giá chức năng của thận. Nồng độ creatinine bình thường ở nam là từ 0.6 đến 1.2 mg/dl (tức là 53- 106 mmol/l), ở nữ từ 0.5 đến 1.1 mg/dl (tức là 44- 97 mmol/l).

Khi nhận thấy chỉ số vượt mức bất thường, có thể tăng nhẹ, trên thực tế chức năng thận đang bị tổn thương. Điều này có nghĩa là có khả năng 1 trong 2 quả thận không còn hoạt động.

4. Dùng thuốc lợi tiểu và thuốc hạ axit uric sẽ không ảnh hưởng tới thận

Khi chế độ ăn kiêng được kiểm soát chặt chẽ, nhưng chỉ số axit uric trong máu vẫn không ở mức tiêu chuẩn và cần dùng thuốc hạ axit uric trong thời gian dài. Việc sử dụng loại thuốc này, hay thuốc lợi tiểu thường có nguy cơ gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không chứa steroid trong thời gian dài thường khiến cho chức năng thận suy giảm, dễ dàng gây ra bệnh thận.

6 hiểu lầm có thể khiến bệnh thận ngày càng trầm trọng hơn - Ảnh 3.

5. Dấu hiệu " " trên chỉ số protein niệu không có vấn đề gì lớn

Dấu hiệu " " này là tín hiệu cho thấy thận có vấn đề. Nếu chỉ số protein niệu trong khoảng 0,2 – 1g/L và có kèm theo dấu " ", đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị các bệnh như viêm thận mãn tính hoặc cấp tính, viêm bể thận, suy thận..., cần chú ý và kiểm tra thêm.

6. Người bị bệnh thận không cần ăn kiêng

Khi bệnh thận phát triển, thận đang trong thời điểm bị tổn thương nghiêm trọng. Việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, protein sẽ tạo ra gánh nặng trao đổi chất lên thận. Điều này còn có thể gây ra suy thận sớm. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh thận cần phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

Tóm lại, bất kể là người đang bị bệnh thận trong quá trình điều trị, hay người đang ngăn ngừa bệnh thận tái phát, họ đều nên tránh mắc 6 sai lầm trên. Miễn là điều trị một cách khoa học, tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.

Theo Kknews

PHAN HẰNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh