CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:48

6 chiêu phòng chống đột quỵ trong những ngày lạnh giá

 

Ảnh minh họa

Sau khi thu thập số liệu và phân tích tình hình của những người mắc bệnh về mạch máu não và bệnh tim dạng thiếu máu, Giáo sư Tiêu Chu Hạnh thuộc Viện Nghiên cứu y học dự phòng và bệnh thường gặp ở Viện Y tế Công cộng, Đại học Đài Loan cùng các đồng sự phát hiện trong những ngày hè nắng nóng bất thường, rủi ro mắc bệnh về mạch máu não vẫn tăng cao. Ngoài ra, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về, rủi ro mắc bệnh tim dạng thiếu máu cũng tăng lên.


Theo Chủ nhiệm Trung tâm Đột quỵ nội khoa thần kinh thuộc Bệnh viện Chấn Hưng Đài Loan, ông Doãn Cư Hạo, khi nhiệt độ tăng cao, về lý thuyết ít xảy ra đột quỵ, nhưng trên phương diện lâm sàng vẫn có nhiều trường hợp phát bệnh, có thể là do quá trình trao đổi diễn ra tương đối nhanh, làm tim hoạt động quá tải.

Quan quan sát thực tế thấy rằng khi thời tiết thay đổi mạnh, khả năng đột quỵ do thiếu máu tương đối cao, chủ yếu là do mạch máu gặp thời tiết lạnh sẽ bị co lại, nếu không kiểm soát tốt huyết áp trong thời gian dài sẽ gây xơ cứng mạch máu, dẫn tới khả năng vỡ mạch máu.

Trong một phát biểu được tờ “Tin tức Thế giới” dẫn lời, Chủ nhiệm khoa cấp cứu thuộc Bệnh viện Đại học Y khoa Đài Bắc Cao Vĩ Phong cho biết, nếu nhiệt độ dao động trong khoảng thích hợp từ 15-25 độ C, số ca cấp cứu ít nhất, nhưng trời càng lạnh hoặc trời càng nóng thì số ca cấp cứu càng tăng lên.

Giáo sư Tiêu Chu Hạnh bổ sung thêm: Trong quá khứ, mọi người tưởng rằng nhiệt độ thấp mới dẫn tới bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, nhưng trên thực tế, nhiệt độ cao cũng là một nhân tố gây rủi ro, có thể là do con người không chịu bổ sung nước khi nhiệt độ tăng cao. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi cần đặc biệt chú ý tới tình trạng sức khỏe.

Theo lời khuyên của bác sĩ Doãn Cư Hạo, khi gặp trời lạnh, người cao tuổi nên chú ý giữ ấm, có thể mở máy sưởi để duy trì nhiệt độ trên 18 độ C. 

Đặc biệt khi gió lạnh tăng cường, người cao tuổi cần tránh ra ngoài thể dục buổi sáng, tắm sáng và khi tắm nước suối nóng không nên ở chỗ có nhiệt độ quá cao để tránh máu tích tụ ở tứ chi, khiến tuần hoàn không tốt, gây tình trạng huyết áp thấp sinh lý. Bên cạnh đó, trong mùa đông, người mắc bệnh cao huyết áp cũng nên tránh uống thuốc bổ quá mạnh hoặc uống rượu vì dễ làm huyết áp tăng đột ngột. 

Vì thế, để phòng chống đột quỵ trong mùa đông, các bác sĩ khuyến nghị:

1. Khi thời tiết ấm lên cần bổ sung nhiều nước.
2. Duy trì nhiệt độ trong phòng ở mức trên 18 độ C.
3. Khi trời đổ rét, người cao tuổi tránh ra ngoài tập thể dục.
4. Lúc ngủ dậy nên mặc thêm áo ngoài trước khi rời khỏi giường, tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn.
5. Nước tắm không nên để quá nóng, tắm nước suối nóng cần chú ý tránh làm tim hoạt động quá tải. 
6. Ăn uống trong mùa đông dễ làm huyết áp tăng cao, nên cân nhắc cẩn thận.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh