CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:02

57ha khoai mì của nông dân Quảng Ngãi bị bệnh khảm lá

57ha diện tích khoai mì của nông dân Quảng Ngãi bị bệnh khảm lá, xuất hiện tại các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng, trong đó có khoảng 5ha bị tình trạng bệnh khảm lá nặng hơn 70%.

Bệnh khảm lá khoai mì lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống. Đây là loại bệnh mới xâm nhập vào Việt Nam nhưng đã lây lan và gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng khoai mì trong nước.

57ha khoai mì của nông dân Quảng Ngãi bị bệnh khảm lá - Ảnh 1.

Biểu hiện bệnh khảm lá là lá khoai mì bị biến màu xanh vàng loang lổ, xoăn lá.

Ông Nguyễn Thế Vĩnh cho biết: "Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là khảm vàng loang lổ trên lá, làm cho lá biến dạng, cong queo, nhăn nhúm… Hom giống lấy từ khoai mì bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện ngay và không cho ra củ".

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức điều tra đồng ruộng, trong quá trình điều tra quan sát bao quát trên cánh đồng để phát hiện những ruộng điểm bị bệnh nặng thông qua bộ lá bị biến màu xanh vàng loang lổ. Khi xác định được ruộng bị khảm lá thì điều tra theo 5 điểm chéo góc… mỗi điểm điều tra 10 cây liền kề.

Theo ông Vĩnh, nhận định của Chi cục là thời gian tới đây thì bệnh khảm lá khoai mì sẽ còn lan rộng, các địa phương, hội đoàn thể,… cần tổ chức hướng dẫn cho nông dân cách phòng trừ.


Biện pháp phòng trừ, chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng, không trồng cây khoai mì hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây bông, cà chua, cà pháo, khoai tây,…) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.

Phòng trừ môi giới truyền bệnh, sử dụng bẫy dính vàng trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng, phun thuốc khi bọ phấn ở giai đoạn ấu trùng hiệu quả hơn.

Đối với những vùng bị bệnh nặng trên 70% thì tiến hành nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt. Các ruộng có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ còn thân lá đem tiêu hủy.


Bệnh khảm lá khoai mì do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassave Mosaic Virus gây ra, lan truyền qua 2 con đường, qua hom giống, virus này tồn tại trong thân, lá, củ mì nên khi lấy thân mì làm giống cho vụ sau thì virus tiếp tục nhân lên, lá xoăn lại, gây nguồn bệnh; qua môi giới truyền bệnh bọ phấn trắng, bọ phấn trắng chích hút trên cây mì bị bệnh từ đó truyền sang cây khỏe làm cây bị bệnh.

Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo biện pháp kiểm dịch thực vật, không cho phép nhập khẩu vật liệu khoai mì làm giống từ Campuchia, Lào vào Việt Nam, kiểm dịch chặt chẽ các lô củ mì tươi nhập khẩu không được mang theo thân, lá. Trong nội địa, không vận chuyển thân, lá ra khỏi nơi nhiễm bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh đến các tỉnh khác…

ĐÔNG HẢI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh