THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:16

5 sai lầm khiến nỗ lực tiết kiệm điện ngày nắng nóng hóa công cốc

Áp dụng quá cứng nhắc khẩu hiệu tiết kiệm điện

Nhiều chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện vẫn thường có khẩu hiệu "Tắt khi không sử dụng". Đây là một giải pháp hữu hiệu nhưng sẽ phản tác dụng nếu các gia đình áp dụng một cách cứng nhắc.

Việc bật/tắt liên tục một số thiết bị như điều hòa, tủ lạnh hay bóng đèn compact trong một thời gian ngắn vừa gây tôn điện nhiều hơn, vừa làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Mỗi lần khởi động, điều hòa cần tiêu tốn rất nhiều điện năng để làm lạnh không khí tới nhiệt độ yêu cầu. Để có thể tiết kiệm điện hiệu quả, nhiệt độ trong phòng nên được duy trì ở mức 25 – 28 độ C. Bên cạnh đó, không nên bật điều hòa suốt cả ngày 24/24h vì việc này sẽ gây lãng phí điện và làm máy bị quá tải.

5 sai lầm khiến nỗ lực tiết kiệm điện ngày nắng nóng hóa công cốc - Ảnh 1.

Về tủ lạnh, các chuyên gia khuyên chỉ nên ngắt điện thiết bị này khi không sử dụng từ 3 ngày trở lên. Tương tự như điều hòa, tủ lạnh cũng cần rất nhiều điện năng để làm lạnh lại từ đầu. Việc bật/tắt tủ lạnh liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến giàn nóng, giàn lạnh của tủ bị oxy hóa và nhanh hỏng.

Trong khi đó, bóng đèn compact và huỳnh quang có tuổi thọ phụ thuộc vào số lần bật/tắt, vậy nên không cần phải tắt đèn trong trường hợp bạn chỉ rời khỏi phòng từ 5 – 10 phút.

Không dùng kết hợp quạt điện và điều hòa

Nhiều gia đình cho rằng việc sử  dụng quạt điện cùng điều hòa sẽ tốn gấp 2 lần điện năng. Trên thực tế, đây là một trong số các biện pháp giúp làm mát phòng nhanh và hiệu quả.

Việc bật quạt trong những phút đầu khi mới mở điều hòa cũng giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh và làm mát nhanh hơn. Sử dụng kết hợp quạt điện với điều hòa giúp tiết kiệm điện vì bạn không cần phải cài nhiệt độ điều hòa ở mức quá thấp.

Cần lưu ý, chỉ bật quạt trong vòng 15 – 20 phút đầu khi mới khởi động điều hòa. Khi không khí trong phòng đã lạnh, bạn nên tắt quạt vì quạt lúc này đã không còn tác dụng, thậm chí gây tốn điện.

Chọn sai chế độ điều hòa

Trên bảng điều khiển điều hòa, chế độ thường được lựa chọn là Tự động (Auto). Một số điều khiển có các chế độ đặc thù như làm mát (Cool), làm khô (Dry) hay chế độ quạt (Fan). Bạn nên căn cứ vào nhu cầu để lựa chọn chế độ phù hợp.

Nếu muốn làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ phòng ổn định, bạn nên chọn chế độ Cool. Trong khi đó, chế độ Fan phù hợp khi bạn cần lưu thông không khí trong phòng nhưng không cần làm lạnh.

Vào những ngày mưa gió, độ ẩm ngoài trời cao, bạn nên bật chế độ Dry trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ. Nếu bật chế độ này quá lâu, bạn có thể sẽ bị khô da, khô giác mạc, khô niêm mạc mũi…

Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện

Bạn không khó để tìm thấy những quảng cáo về các thiết bị tiết kiệm điện có khả năng giúp giảm bớt 30 – 40% năng lượng điện tiêu thụ khi dùng kèm với các vật dụng như tủ lạnh, TV…

Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị nói trên đều chưa được kiểm định rõ ràng. Bạn rất dễ mua phải hàng "dỏm", không chỉ làm tốn điện hơn mà còn có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Tiết kiệm điện chưa triệt để

Nhiều gia đình có thói quen tắt các thiết bị bằng điều kiển hoặc tắt trực tiếp trên thiết bị mà không rút hẳn thiết bị ra khỏi nguồn điện. Trên thực tế, thiết bị ở chế độ chờ hoặc chưa được ngắt hoàn toàn khỏi nguồn điện vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Vì thế, cần lưu ý rút hẳn các thiết bị ra khỏi nguồn điện.

5 sai lầm khiến nỗ lực tiết kiệm điện ngày nắng nóng hóa công cốc - Ảnh 2.

Ngoài ra, các gia đình cũng cần lưu tâm đến các thiết bị như lò vi sóng, lò nướng, quạt điện, TV… Đây cũng là những thiết bị "ngốn" điện, bên cạnh điều hòa, tủ lạnh. Mỗi thiết bị tiết kiệm điện một chút, hóa đơn tiền điện của các gia đình chắc chắn sẽ được giảm tối đa.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh