5 người phải nhập viện cấp cứu chỉ vì ăn thịt đông đá trong tủ lạnh
- Sức khỏe
- 01:30 - 22/10/2018
5 người phải nhập viện do ăn thịt dự trữ trong tủ lạnh quá lâu
Đầu tháng 4 năm nay, bà Dương Hàng Châu (Trung Quốc) có gặp một người nông dân lên thành phố bán thịt lợn. Nhìn thấy thịt lợn mới có vẻ tươi ngon, lại được quảng cáo là thịt sạch, nên bà Dương mua liền 10 cân về nhà.
Sau khi chế biến ăn thử, bà Dương thấy thịt này thực sự ngon hơn thịt bà vẫn mua trong siêu thị nhiều lần. Nhớ đến việc có người cháu trai đi học xa sắp trở về thăm nhà, bà Dương bên cất trữ số thịt lớn còn lại trong ngăn đá, để dành gia đình sum họp mới bỏ ra chiêu đãi.
Bà Dương cất số thịt lớn lên ngăn đá
Tuy nhiên, do bận rộn nên cháu trai bà Dương trì hoãn việc qua chơi. Vợ chồng bà Dương thấy vậy cũng "tạm quên" số thịt ngon đang cất trong tủ. Vì hầu hết thời gian ăn hai vợ chồng bà Dương đều ăn cơm ngoài, hoặc mua đồ ăn được nấu sẵn.
Mãi đến 6 tháng sau, vào ngày Quốc Khánh 1/10, người cháu mới sang thăm nhà. Bà Dương lúc này rất hồ hởi lấy thịt ra để rã đông và chế biến. Còn luôn miệng nói: “Thịt ngon sạch luôn chờ cháu trai về nên không nỡ ăn, giờ có thể sử dụng được rồi”.
Sau khi nấu nướng xong, cả gia đình ngồi quây quần ăn uống rất vui vẻ. Tuy nhiên, đến buổi chiều cùng ngày, vợ chồng bà Dương bắt đầu có dấu hiệu tiêu chảy, sau đó đến đến vợ chồng con trai bà và người cháu trai cũng bị tiêu chảy, nôn mửa. Sau cùng cả gia đình 5 người đều phải nhập viện cấp cứu.
Sau khi ăn uống linh đình, cả gia đình bà Dương đều bị ngộ độc
Tại sao ăn thịt để đông lạnh quá lâu lại bị ngộ độc?
Bác sĩ nói rằng nguyên nhân dẫn đến cả gia đình bà Dương bị tiêu chảy nôn mửa là do ăn thịt để trong ngăn đá quá lâu và được gọi là “thịt xác chết cứng”.
Bởi hiện nay, thịt lợn bẩn rất nhiều, nên khi nghe nói đến thịt lợn sạch, mọi người thường mua nhiều và cất trữ thịt để ăn dần. Nên đôi khi để quên thịt quá lâu khoảng vài tháng thậm chí là nửa năm mới sử dụng, điều này thực sự rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Thịt đã được để trong tủ lạnh quá lâu sẽ biến thành “xác thịt chết cứng”, bởi nó đã vượt quá thời gian sử dụng an toàn, không những làm mất đi chất dinh dưỡng, còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ăn những thực phẩm bị biến đổi chất sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, gây nôn mửa, tiêu chảy và các phản ứng khó chịu khác.
Thịt để quá lâu trong ngăn đá sẽ trở thành "xác thịt chết cứng"
Mọi người đừng nghĩ rằng thịt đã được đông lạnh thì tuyệt đối an toàn, mặc dù nó có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, ngăn ngừa sự biến chất, nhưng nó không thể hoàn toàn ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo và protein khi đã để quá lâu.
Sau khi thịt bị oxy hóa, dần dần màu sắc miếng thịt sẽ biến đổi thành màu hồng sẫm, chất béo của thịt mỡ cũng bắt đầu chuyển sang màu vàng, hương vị cũng bị biến đổi. Nếu ăn loại thịt như vậy, chất béo bị oxy hóa ở trong thịt sẽ thúc đẩy nhanh sự lão hóa của cơ thể.
Đặc biệt, thịt sau khi để đông lạnh, các vi khuẩn và các kí sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, sẽ dần dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt. Khi thịt bị đông lạnh, vi khuẩn, kí sinh trùng sẽ biến đổi và hoạt động mạnh, dẫn đến sự hư hỏng của thịt cũng biến đối vô cùng nhanh.
Nếu ăn loại thịt này, tức là bạn đang nạp lượng độc tố vào cơ thể tương đối nhiều, làm giảm sức đề kháng, và làm gia tăng tỉ lệ bị ung thư.
Thịt sau khi mua về, bạn muốn dự trữ trong tủ lạnh, tốt nhất nên sử dụng trong vòng một tháng, càng ăn sớm càng tốt. Cuộc sống ngày càng tốt hơn, do vậy chúng ta không không còn theo đuổi việc ăn no, mà chúng ta phải ăn sao cho lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Thời gian chuẩn cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh:
- Thịt bò tươi: Nhiệt độ thích hợp- -3°C. Thời gian cất trữ tối đa 2 tháng.
- Thịt dê tươi: Nhiệt độ thích hợp - 3°C. Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.
- Thịt heo tươi: Nhiệt độ thích hợp – 1 đến 3°C. Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.
- Thịt gia cầm đông:Nhiệt độ thích hợp - 12°C. Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.
- Thịt gia cầm tươi: Nhiệt độ thích hợp -1 đến 1°C. Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng.
- Xúc xích: Nhiệt độ thích hợp 0°C. Thời gian cất trữ tối đa 6 tháng.
Cá đông: Nhiệt độ thích hợp -12°C. Thời gian cất trữ tối đa 2 tuần.
Cá tươi: Nhiệt độ thích hợp – 1 đến 1°C. Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày.
Tôm: Nhiệt độ thích hợp -7°C. Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày.
Trứng: Nhiệt độ thích hợp 2 đến 10°C. Thời gian cất trữ tối đa 20 ngày.
Rau tươi: Nhiệt độ thích hợp 7 đến 10°C- Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày.
Hoa quả: Nhiệt độ thích hợp 8 đến 10°C- Thời gian cất trữ tối đa 7 ngày.
Thực phẩm đã qua chế biến: Nhiệt độ thích hợp -1 đến 10°C. Thời gian cất trữ tối đa từ 2 đến 3 ngày.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khi tập luyện ngoài trời
Tập thể dục mùa hè nhưng cũng đừng quên bảo vệ mình khỏi nắng nóng nhé. Uống đủ nước, chọn thời điểm mát mẻ, mặc đồ thoáng mát, bôi kem chống nắng, lắng nghe cơ thể và điều...
3 tháng trước
Tin nên đọc