THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 11:27

5 "không" khi tắm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

5 "không" khi tắm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh - Ảnh 1.

1. Sau khi tắm xong không được ngủ ngay

Mặc dù tắm có thể cải thiện giấc ngủ, nhưng không nên đi ngủ ngay lập tức sau khi tắm. Bởi vì khi tắm xong nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, không có lợi cho việc tiết hormon "melatonin" giúp ngủ ngon. Tốt nhất là sắp xếp thời gian tắm từ 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ.

Lời khuyên: Sau khi tắm, bạn có thể làm mặt nạ dưỡng ẩm, hoặc nghe nhạc nhẹ,… sau khi tất cả cơ thể trở về trạng thái bình thường lúc này mới yên tâm đi ngủ. Đồng thời cần chú ý, sau khi tắm nhất định phải sấy khô tóc mới được đi ngủ, nếu tóc ướt gối đầu đi ngủ, không những sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, còn dễ khiến bạn bị đau đầu.

2. Không nên đóng kín các cửa phòng tắm

Vào mùa thu và màu đông, nhiệt độ tương đối thấp, nhiều người có thói quen đóng kín tất cả các cửa khi tắm, sợ gió lùa vào. Tuy nhiên, trong môi trường tắm vốn dĩ đã nóng và ẩm, áp suất không khí thấp, thời gian ngắn rất dễ dẫn đến cơ thể thiếu oxy, gây chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Ngoài ra, nếu còn sử dụng nước tắm quá nóng, không chú ý đến thông gió, rất dễ ngộ độc carbon monoxide.

Lời khuyên: Tốt nhất không nên đóng cửa sổ khi tắm, nên mở quạt thông gió, để tránh những tai nạn ngoài ý muốn.

3. Số lần tắm không nên quá nhiều

Số lần tắm cũng không nên quá nhiều, bằng không lượng dầu bài tiết bình thường trên bề mặt da và toàn bộ vi khuẩn bảo vệ được ký sinh trên da cũng sẽ hoàn toàn bị cuốn trôi, khiến da bị yếu và dễ dấn đến các bệnh liên quan đến da.

5 "không" khi tắm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh - Ảnh 2.

4. Nhiệt độ nước không nên quá nóng

Nếu nhiệt độ của nước tắm quá cao, nó sẽ lấy đi rất nhiều dầu từ bề mặt da, khiến da bị khô, đặc biệt vào mùa đông da sẽ càng khô, thậm chí gây ngứa và nứt nẻ. Khi tắm nước nóng, các mạch máu trên bề mặt da giãn ra và máu chảy về da, đồng thời lượng máu cung cấp cho não và các cơ quan nội tạng sẽ giảm. Trong trường hợp này, sẽ gây ra sự khó chịu như đánh trống ngực, tức ngực, chóng mặt, nghiêm trọng còn dẫn đến hạ huyết áp hoặc thậm chí sốc.

Lời khuyên: Tốt nhất nên tắm ở nhiệt độ nước khoảng 40 độ C, nước không quá nóng. Đối với những người đã mắc các bệnh cơ bản như cao huyết áp và bệnh tim, cần đặc biệt chú ý không tắm nước “quá nóng”.

5. Không nên tắm khi đói và khi no

Tắm tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tắm khi bụng đói có thể dẫn đến hạ đường huyết, gây chóng mặt, yếu tay chân và thậm chí là ngất. Cũng không nên tắm sau khi ăn quá no. Bởi máu sẽ tập trung trên bề mặt cơ thể, giảm việc cung cấp máu ở khoang bụng nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Lời khuyên: Tốt nhất là tắm sau khi ăn nửa tiếng hoặc 1 tiếng, lúc này thức ăn đã được tiêu hóa một phần lớn. Ngoài ra, tránh tắm khi bụng “trống rỗng”.

PV(tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh