THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:53

405 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Cổng dịch vụ công quốc gia được khai trương từ tháng 12/2019. Đến nay, hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia đã có những kết quả tích cực, thể hiện được mục tiêu Chính phủ phục vụ người dân, doanh nghiệp.

405 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia - Ảnh 1.

Doanh nghiệp có thể hỏi đáp ngay trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Cụ thể, có trên 142 nghìn tài khoản đăng ký, hơn 37 triệu lượt truy cập, gần 7,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 71 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

Cổng dịch vụ công quốc gia cũng tiếp nhận hỗ trợ trên 11 nghìn cuộc gọi; tiếp nhận trên 5.600 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tích hợp được 405 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong đó có 232 dịch vụ công dành cho doanh nghiệp.

Ông Ngô Hải Phan, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho biết, rất nhiều dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, lợi ích trực tiếp với doanh nghiệp là “Thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Thực hiện thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có); Được theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính”.

405 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính liên quan. Cùng việc thúc đẩy thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, ưu điểm rất lớn của việc nộp hồ sơ hoặc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia là tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch.

Quá trình giải quyết được thông tin tới các doanh nghiệp, đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết.

Đại diện VNPT - đơn vị được giao xây dựng và vận hành hệ thống Cổng dịch vụ Công quốc gia ví dụ, với việc đăng ký chữ ký số, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 0,5 ngày đi lại so với phương thức làm việc trực tiếp và tối thiểu 2 giờ chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra còn còn tiết kiệm được nhiều chi phí khác trong khi có thể tăng năng suất lao động, chi phí chỉ 1,8 triệu đồng/năm.

Từ ngày 12/5, Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp thêm 6 dịch vụ công hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Cổng dịch vụ công quốc gia vẫn tiếp tục tích hợp các dịch vụ công, cải tiến, phát triển để phục vụ ngày một hiệu quả hơn cho người dân, doanh nghiệp, cả về quy trình nghiệp vụ của cổng lẫn giao diện, độ tiện lợi cho người dùng…

Để thuận tiện cho các đơn vị và cá nhân sử dụng các ứng dụng trên Cổng dịch vụ công quốc gia, từ ngày 15/5, VNPT đã nâng gấp đôi băng thông kết nối Cổng dịch vụ công các cấp.

Ghi nhận lợi ích mà Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại, ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam nhấn mạnh: "Đại dịch Covid-19 là lúc thức tỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, chúng ta không thể tiếp tục kinh doanh như thường lệ nữa mà chúng ta phải số hoá, trực tuyến".

Hiện tại, một số nhóm thủ tục hành chính có tần suất thực hiện lớn đã được tích hợp lên cổng và phục vụ hiệu quả cho doanh nghiệp như: nhóm thủ tục về đăng kí/thông báo khuyến mãi của doanh nghiệp - nhóm thủ tục xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) - nộp phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông - một số thủ tục bảo hiểm, thuế…

Trường hợp doanh nghiệp cần thực hiện 1 thủ tục cùng lúc ở nhiều địa phương (ví dụ: Thủ tục thông báo khuyến mãi), thay vì phải làm với từng nơi, doanh nghiệp có thể gửi một lần cho nhiều địa phương thông qua hệ thống này.

Số lượng doanh nghiệp tham gia Cổng dịch vụ công quốc gia đang tăng lên do lợi ích trực tiếp mà Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại.

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh