CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:08

4 điều NÊN LÀM và 5 điều KHÔNG NÊN dành cho những ai đang mong muốn được làm mẹ

Theo thống kê của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa kỳ, cứ 100 người phụ nữ thì sẽ có 10 người gặp vấn đề khó khăn trong việc mang thai. Dù biết rằng mang thai tự nhiên là quá trình của tạo hóa đầy bí ẩn, và mỗi người sẽ có những điều kiện thụ thai khác nhau. Song, trên thực tế, có những yếu tố có thể tác động đến việc mang thai của người phụ nữ. Trong đó, có 5 nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản và 4 điều giúp các mẹ nâng cao cơ hội mang thai.

5 nguyên nhân gây khó khăn trong việc thụ thai là những việc chị em KHÔNG NÊN LÀM

1. Tập thể dục quá sức

4 điều nên làm và 5 điều không nên dành cho những ai đang mong muốn được làm mẹ - Ảnh 1.

Ai cũng biết tập thể dục có thể tăng khả năng sinh sản, đặc biệt là ở những phụ nữ bị béo phì, nhưng nếu tập luyện quá nhiều thì sẽ gây tác dụng ngược lại. Các bác sĩ giải thích rằng tập luyện chuyên sâu và quá mức có thể khiến hóc môn progesterone hạ xuống thấp, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Chưa kể, nếu các mẹ tập luyện quá sức sẽ tạo ra căng thẳng trên cơ thể, làm giảm khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các chị em ngừng tập thể dục thể thao, mà chỉ là bạn cần lắng nghe cơ thể của mình và tập chậm lại nếu cần thiết, nó sẽ mang lại hiệu quả hơn là tập nhiều.

2. Thường xuyên căng thẳng cao độ

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Alice D. Domar, phó giáo sư giảng dạy tại Trường Y Harvard, đồng thời là nhà tâm lý học cao cấp tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (Mỹ), cho thấy mối quan hệ giữa căng thẳng và vô sinh. Theo đó, phụ nữ bị vô sinh có mức độ lo lắng và trầm cảm cao. Và sau khi được điều trị tâm lý, những căng thẳng đó giảm xuống, tỉ lệ nghịch với nó là khả năng thụ thai tăng lên.

Các nhà khoa học giải thích rằng khi người phụ nữ bị căng thẳng, nồng độ cortisol và adrenaline cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Điều này khiến cho sức khỏe của các bà mẹ tương lai bị giảm sút, đồng thời nó còn mở ra cơ hội cho các bệnh mới, như béo phì và rối loạn chức năng trao đổi chất, bước vào.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ lo lắng về việc mình không thể thụ thai gây ra trầm cảm và căng thẳng quá mức. Việc này tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn mà các mẹ mãi không thoát ra được.

3. Trì hoãn việc sinh con ở độ tuổi "đẹp"

4 điều nên làm và 5 điều không nên dành cho những ai đang mong muốn được làm mẹ - Ảnh 2.

Số lượng trứng mà một người phụ nữ sẽ có trong đời được xác định khi cô ấy được sinh ra. Tuổi trứng và chất lượng trứng sẽ ngày càng xấu đi theo thời gian. Ở độ tuổi 20, người phụ nữ sẽ có khoảng 25 - 30% cơ hội mang thai mỗi tháng. Xác suất này giảm xuống còn 5% ở tuổi 40.

Tất nhiên, cơ thể mỗi người phụ nữ là khác nhau và không ai có thể dự đoán chính xác khả năng mang thai của một người. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cảnh báo rằng tuổi tác là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thậm chí, thụ tinh nhân tạo cũng không thể khắc phục được những biến chứng do tuổi tác gây ra.

4. Để cơ thể rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu cân

4 điều nên làm và 5 điều không nên dành cho những ai đang mong muốn được làm mẹ - Ảnh 3.

Theo báo cáo của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, thừa cân và thiếu cân là hai nguyên nhân chính gây khó khăn cho việc thụ thai, nó chiếm 12% trong các trường hợp vô sinh. Cân nặng không hợp lý có thể gây ra vấn đề với nồng độ hormone, từ đó dẫn đến rối loạn rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều và làm tăng nguy cơ sảy thai.

May mắn thay, nguyên nhân gây vô sinh này thường rất dễ điều trị. Đã có 70% phụ nữ sau khi trở lại cân nặng bình thường đã có thể thụ thai mà không cần điều trị gì thêm. Do vậy, các chị em nên đảm bảo chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình nằm trong một phạm vi bình thường và hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có kế hoạch ăn kiêng.

5. Tiếp xúc với một số hóa chất

Mặc dù các nhà sản xuất mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội… đều đảm bảo rằng sản phẩm của họ là an toàn, nhưng nó chỉ an toàn trong phòng thí nghiệm, chứ chưa chắc chắn là nó không gây hại cho người sử dụng. Vì đã có một nghiên cứu của Nhóm Môi trường (EWG) cho biết một số hóa chất như phthalates và paraben có thể gây ra sự gián đoạn nội tiết và các vấn đề liên quan khác. Cho nên, để giảm thiểu những tác hại của hóa chất, chị em phụ nữ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hạn chế tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.

Việc NÊN LÀM để tăng cường khả năng sinh sản cho các bà mẹ tương lai

1. Luyện tập yoga

4 điều nên làm và 5 điều không nên dành cho những ai đang mong muốn được làm mẹ - Ảnh 4.

Yoga không chỉ là một môn thể dục giúp mang lại sức khỏe và sự tươi trẻ, dẻo dai mà nó còn rất có ích cho những người nào đang có mong muốn được làm mẹ. Một số tư thế yoga làm tăng lưu lượng máu đến xương chậu và cải thiện công việc của hệ nội tiết. Như một phần thưởng, yoga làm giảm mức độ căng thẳng và lo lắng có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản.

2. Ăn uống đa dạng và cân bằng

Ngoài việc tuân theo các quy tắc ăn uống cơ bản, như tiêu thụ nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh, tránh xa đồ ăn vặt, thì các mẹ cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Ví dụ, bưởi rất giàu polyamine putrescine, giúp cải thiện sức khỏe của trứng. Nó còn có lượng vitamin C thấp, có thể góp phần làm cân bằng nội tiết tố.

Ngoài ra, có một nghiên cứu của giáo sư sản phụ khoa, Rogerio A. Lobo, làm việc tại trường Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy những phụ nữ ăn quế đã cải thiện được sự rụng trứng và có kinh nguyệt đều đặn hơn so với những người dùng thuốc.

3. Bổ sung vitamin và khoáng chất

4 điều nên làm và 5 điều không nên dành cho những ai đang mong muốn được làm mẹ - Ảnh 5.

Nếu cơ thể thiếu một số vitamin cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản. Do đó, các mẹ nên uống thêm các loại vitamin tổng hợp nhằm giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, có một số vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai và duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Bao gồm:

- Axit folic: là loại thuốc bắt buộc các mẹ phải uống trước khi mang thai vì nó giúp làm giảm khả năng bị dị tật ở thai nhi trong những tuần đầu của thai kỳ.

- Kẽm: góp phần vào chất lượng của trứng, giúp cải thiện khả năng sinh sản và khả năng được thụ tinh.

- Axit béo omega-3: cải thiện sức khỏe tổng thể của mẹ và tăng khả năng sinh sản, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tử cung và tăng chất nhầy cổ tử cung.

- Sắt: rất cần thiết để giữ mức năng lượng cao và ngăn ngừa thiếu trứng.

4. Uống ít cà phê

Mặc dù trước khi mang thai, các mẹ không cần phải ngưng hẳn không được uống cà phê, nhưng các chuyên gia vẫn đề nghị là bạn nên hạn chế lượng cà phê lại. Cố gắng không uống quá 2 tách cà phê mỗi ngày, nghĩa là không vượt quá khoảng 200mg caffeine

Hãy nhớ rằng cà phê là không một sản phẩm duy nhất có chứa caffeine. Trà, soda, sô cô la, và nước tăng lực cũng có chứa caffeine, vì vậy các mẹ hãy chú ý đọc kỹ thành phần trước khi uống nhé.

Nguồn: B.S

Hồng Hạnh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh