THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:21

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết

Nghe nói, trong năm 2020, có rất nhiều người suy ngẫm về cuộc đời. Loài người người chúng ta thực ra cũng chỉ là một sản phẩm tình cờ trong quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Có một tiết học gia chỉ ra rằng, bản chất cuộc đời chính là "vô ý nghĩa", thế giới này tuyệt đối không dễ dàng để ai đó sống tốt, sống ở đời là phải không ngừng tiếp nhận đau khổ, chấp nhận khó khăn.

Milton Erickson, cha đẻ vĩ đại của thuật thôi miên hiện đại cho biết: Bản thân cuộc sống sẽ mang đến cho bạn những nỗi đau, và trách nhiệm của bạn là tạo ra niềm vui!

Còn có người cho rằng, con người vốn dĩ không có tôn nghiêm và tự do, bởi lẽ chúng ta không được tự do lựa chọn hành động của mình, chính môi trường và xã hội sử dụng phần thưởng và hình phạt để kiểm soát hành động của chúng ta.

Trên thế gian này, chân tướng của cuộc sống, thực sự là như vậy ư?

Cùng xem xem những nhà tâm lý có ảnh hưởng sâu sắc, xem xem họ phát hiện ra được những chân tướng nào?

Alfred W. Adler nói: "Không có ai sống trong thế giới khách quan cả, chúng ta đều sống trong thế giới chủ quan mà mỗi thứ đều được trao cho ý nghĩa của riêng nó."

Carl Gustav Jung nói: "Hãy nhẫn nại với thế giới còn khiếm khuyết này, cũng đừng đánh giá quá cao sự hoàn hảo của mình."

Sigmund Freud nói: "Toàn bộ hoạt động tâm lý của chúng ta gần như là đang tìm kiếm sự vui vẻ, tránh sự đau thương, và cũng tự động tiếp nhận sự điều chỉnh của nguyên tắc "duy lạc" (chỉ có niềm vui)."

Bản chất của cuộc sống chính là sự "vô nghĩa", bạn cho nó ý nghĩa ra sao, thì nó sẽ mang ý nghĩa như vậy.

Hôm nay, chúng tôi đã chọn ra 5 nhà tâm lý học có ảnh hưởng đến thế giới như Freud, Jung và Adler… đồng thời rút ra 34 sự thật về cuộc sống từ những câu danh ngôn và kinh điển của họ. Hãy cũng nhau nói về cái gọi là "Sống"!

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 1.

Carl Gustav Jung

Carl Gustav Jung (1875-1961) là một bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sĩ, ông nổi tiếng nhờ thành lập một trường phái tâm lý học mới có tên là "tâm lý học phân tích" nhằm phân biệt với trường phái phân tâm học của Sigmund Freud. Và ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông.

Carl Jung đã đưa ra những khái niệm rất lạc quan về con người.

1. Nhiệm vụ của con người, là nhận thức những nội dung xuất phát từ tiềm thức.

2. Hiểu được "bóng tối" của chính mình là cách tốt nhất để đối phó với mặt tối của người khác.

3. Những chuyện mà bạn vẫn chưa nhận thức ra, sẽ thay đổi vận mệnh của bạn.

4. So với việc làm một người tốt, tôi thà làm một người hoàn chỉnh.

5. Bạn càng thông minh, sự đơn thuần của bạn càng ngu ngốc. Thông minh chinh phục thế giới, nhưng đơn thuần lại chinh phục được tâm hồn.

6. Bạn đừng bao giờ có cái suy nghĩ thay đổi được người khác.

Phải học cách giống như mặt trời, chỉ cần phát ra ánh sáng và nhiệt, phản ứng tiếp nhận ánh sáng mặt trời của mỗi người là không giống nhau, có người cảm thấy chói mắt, có người lại cảm thấy ấm áp, có người thậm chí còn muốn trốn tránh nó. Trước khi hạt phá đất nảy mầm, sở dĩ không có bất kì hiện tượng nào, đó là bởi vì vẫn chưa tới thời gian chín muồi.

Chỉ có bản thân là cứu tinh của chính mình

7. Người khác hiểu chúng ta đôi khi còn hơn cả chúng ta hiểu chính mình.

8. Mọi thành tựu của con người đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng sáng tạo. Vậy thì chúng ta không có quyền đánh giá thấp trí tưởng tượng.

9. Mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

10. Cách chúng ta nhìn nhận sự vật sẽ quyết định tất cả, chứ không phải bản thân sự vật đó như thế nào.

Ngay cả một cuộc sống hạnh phúc cũng có những nét vẽ đen tối của nó, nếu không có "nỗi buồn" để đem lại sự cân bằng, vậy thì 2 chữ "hạnh phúc" sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Kiên nhẫn và điềm tĩnh chấp nhận mọi sự thay đổi trên thế giới, là cách tốt nhất để giải quyết mọi việc.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 2.

Burrhus Frederic Skinner

Burrhus Frederic Skinner (1904-1990), thường được gọi là BF Skinner, là một nhà tâm lý học, nhà hành vi, tác giả, nhà phát minh và nhà triết học xã hội người Mỹ. Ông là giáo sư tâm lý học Edgar Pierce tại Đại học Harvard từ năm 1958 cho đến khi nghỉ hưu năm 1974.

11. Giáo dục là gì, là những gì còn lại sau khi học sinh quên hết những gì đã học ở trường. (Câu nói nổi tiếng này đã được ca ngợi và trích dẫn bởi Einstein)

12. Sau khi mắc một sai lầm đáng xấu hổ, chúng ta thường cố gắng làm như thể chúng ta chưa từng làm gì cả. Chúng ta sẽ chống lại mọi tình huống mà chúng ta đánh mất phẩm giá của mình.

13. Hành vi của con người, trông thì có vẻ như là tự phát, nhưng nó thực sự được điều khiển bởi kết quả của hành động. Ví dụ, một đứa bé thỉnh thoảng gọi một tiếng mẹ, người mẹ nghe thấy liền mỉm cười và vuốt ve, vậy là đứa trẻ học được cách gọi mẹ.

14. Con người là gì? Sự khác biệt giữa con người và những loài động vật khác đó là, con người có thể "ý thức được sự tồn tại của mình".

15. Mọi người thích sử dụng những gì họ cảm thấy để giải thích mọi thứ.

16. Hành vi của con người không phải tự do lựa chọn mà bị ảnh hưởng bởi môi trường và những kinh nghiệm hay kết quả mà chúng ta tích lũy được. Việc con người thực hiện một hành vi nào đó hay không thường phụ thuộc vào hậu quả của hành vi đó.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 3.

Johann Friedrich Herbart

Johann Friedrich Herbart (1776 -1841) là một triết gia, nhà tâm lý học và là người sáng lập ra nền giáo dục khoa học người Đức. Herbart đã mở rộng việc áp dụng kiến ​​thức tâm lý học vào hệ thống giáo dục trường học, và là người đầu tiên nhấn mạnh rõ ràng rằng sư phạm phải dựa trên tâm lý học.

17. Người ngu xuẩn không thể có đức hành.

18. Hi vọng, là chiếc bánh bao khi đói của người nghèo.

19. Kẻ xúc phạm người khác sẽ không bao giờ tha thứ cho người khác.

20. Khi ý chí của bạn đã sẵn sàng, bước chân của bạn cũng sẽ nhanh chóng và nhẹ nhành hơn.

21. Đối với những người lớn lên dưới áp lực của sự giám sát, sẽ không thể nào hi vọng họ đa tài đa nghệ, không thể nào hi vọng họ có khả năng sáng tạo, cũng không thể hi vọng họ có tinh thần quả cảm hay sự tự tin.

22. Đạo đức là mục đích cao nhất của loài người, cũng là mục đích cao nhất của giáo dục.

23. Lựa chọn nội dung bài giảng trên lớp học bắt buộc phải thống nhất với trải nghiệm và hứng thú của con trẻ, có như vậy mới tạo được hứng thú cho chúng.

24. Sở thích có nghĩa là hoạt động cá nhân, sở thích cần phải nhiều mặt.

25. Tâm lý học không nên khiến người khác cảm thấy kì lạ hay xa lạ, nó là thứ giúp tìm hiểu tổng quát về diện mạo vốn có của con người.

26. Một nhà giáo dục chân chính nên tránh xâm phạm tính cách của học sinh càng nhiều càng tốt, thay vào đó, nên làm xuất hiện những nét đặc trưng trong tính cách ấy.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 4.

Carl Ransom Rogers

Carl Ransom Rogers (1902 – 1987) là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông là một trong số những người sáng lập nên tiếp cận nhân văn trong tâm lý học, ông luôn nhấn mạnh rằng con người có khả năng tự điều chỉnh để phục hồi sức khỏe tâm thần, nhờ phương pháp tâm lý trị liệu "lấy thân chủ làm trung tâm".

27. Một nghịch lý thú vị đó là, khi chúng ta tiếp nhận con người của mình, chúng ta sẽ có thể thay đổi.

28. Một cuộc đời đáng sống, là một quá trình, không phải một trạng thái; nó là phương hướng, chứ không phải là chung điểm.

29. Đối với hầu hết các câu nói mà chúng ta nghe được từ người khác, phản ứng đầu tiên của chúng ta là đánh giá hoặc phán xét trực tiếp về nó, thay vì đi hiểu nó. Cho phép bản thân hiểu người khác, điều này có giá trị rất lớn, và hiểu lẫn nhau là chính phương pháp làm giàu nhân đôi cho bản thân.

30. Khi không được coi trọng hoặc khẳng định, chúng ta sẽ cảm thấy mình bị xem thường, tâm trạng cũng trở nên tồi tệ. Khi được người khác coi trọng, chúng ta trở nên cởi mở, vui vẻ và thú vị hơn.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 5.

Alfred Adler

Alfred Adler (1870-1937), một nhà tiên phong của tâm lý học nhân văn, người sáng lập ra tâm lý học cá nhân, lý thuyết của ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi ý chí cuộc sống luận của Schopenhauer và ý chí quyền lực luận của Nietzsche.

31. Trong xã hội ngày nay, người trẻ và người có tuổi đều giống nhau, thường hỏi những câu như này: "Sống là vì cái gì? Sống là để làm gì?" Tôi có thể nói rằng chỉ khi gặp phải khó khăn, họ mới hỏi những câu hỏi này, một khi cuộc sống thuận lợi mọi bề, không có khó khăn, nhưng vấn đề kiểu này sẽ chẳng bao giờ xuất hiện.

32. Không phải vì bạn không tốt nên mới có cảm giác tự ti. Dù là ai, dù có tài giỏi tới đâu, họ ít nhiều cũng có cảm giác tự ti, chỉ cần có mục tiêu, tất nhiên sẽ có cảm giác tự ti.

33. Tình yêu ngọt ngào cần tới sự chân thành, tin cậy, không giấu giếm, không ích kỉ.

Giả sử cả hai vợ chồng đều quyết tâm giữ tự do cá nhân, vậy thì quan hệ tình cảm chân thành sẽ chẳng thể xảy ra.

Trong quan hệ tình cảm, nhất định phải có sự ràng buộc hợp tác.

34. Không ai có thể có được ý nghĩa cuộc sống tuyệt đối, mọi ý nghĩa cuộc sống mà chúng ta có được đều chỉ là tương đối, nó nằm giữa sự thật và ngụy biện.

Thế nào là ý nghĩa cuộc sống?

Đáp án là: Quan tâm tới đồng loại của mình, biến mình thành một phần trong đồng loại ấy.

Nghĩa là lồng cái nghĩa nhỏ của bản thân vào cái nghĩa lớn của cả nhân loại, giống như nước sông đổ ra biển lớn vậy. 

Thiên Vy

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh