THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:59

3 không khi ăn bánh Trung thu

Nhắc đến rằm tháng 8, mỗi người sẽ có một liên tưởng khác nhau nhưng tuyệt nhiên hầu như tất cả người Việt đều sẽ nghĩ đến bánh Trung thu bởi nó là một nét văn hoá đặc biệt, quan trọng như lễ rước đèn hay chị Hằng, chú Cuội vậy. Những năm gần đây, bánh Trung thu ngày càng xuất hiện thêm nhiều hương vị mới lạ như trứng muối, đậu đỏ... khiến người ăn có thêm rất nhiều lựa chọn. Bánh thường được ăn kèm với trà xanh hay cà phê để trung hòa vị ngọt, giúp việc thưởng thức bánh được hoàn hảo hơn.

3 KHÔNG cần nhớ khi ăn bánh Trung thu kẻo "mang họa" cho cơ thể, vừa khiến bệnh thêm trầm trọng lại tăng cân nhanh không phanh  - Ảnh 1.

Bánh Trung thu dù là món ăn quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa về văn hóa.

Bánh Trung thu dù là món ăn quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa về văn hóa với người Việt nhưng vì chúng lại chứa nhiều đường, nhiều năng lượng vì vậy khi ăn bạn cần tránh một số sai lầm dưới đây để không gây hại cho sức khỏe.

1. Không ăn quá nhiều bánh Trung thu

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, các loại bánh Trung thu thường chứa hàm lượng đường và tinh bột rất lớn, nếu để trẻ em ăn quá nhiều sẽ gây thừa cân béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể gây ra tiểu đường.

Với những trẻ béo phì, bác sĩ khuyến cáo nên giới hạn lượng bánh được ăn. Khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp. Vị nếu trẻ đã ăn một nửa bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày nên bớt khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, tăng lượng rau xanh để chất béo được đào thải ra ngoài.

3 KHÔNG cần nhớ khi ăn bánh Trung thu kẻo "mang họa" cho cơ thể, vừa khiến bệnh thêm trầm trọng lại tăng cân nhanh không phanh  - Ảnh 2.

Trẻ em ăn quá nhiều sẽ gây thừa cân béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose

Ngay cả đối với lười lớn nếu ăn quá nhiều bánh Trung thu cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì. Vì vậy, bánh Trung thu chỉ nên ăn cho vui chứ không nên "ăn để no".

Khi ăn bánh Trung thu, cả trẻ nhỏ lẫn người lớn đều nên ăn chậm rãi, cắt thành từng miếng nhỏ bởi nếu ăn quá nhiều đồ ngọt cùng một lúc thì bạn sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, làm cân nặng tăng nhanh hơn.

2. Không ăn bánh Trung thu sau bữa cơm tối

Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cho rằng, thời điểm không nên ăn bánh Trung thu là sau bữa tối bởi loại bánh này vốn dĩ rất ngọt, chứa nhiều đường. Sau khi ăn tối là lúc chúng ta nghỉ ngơi, cơ thể không vận động nhiều sẽ làm năng lượng tích tụ, dễ gây thừa cân, béo phì và tăng chorestorol trong máu. Hơn nữa, nếu ăn bánh kèm uống trà hay cà phê có thể làm tinh thần tỉnh táo hơn, gây mất ngủ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đánh giá, bánh Trung thu không nên ăn ngay khi ăn no các bữa sáng và trưa mà nên ăn vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn, nguyên nhân bởi khi đang ăn no, dạ dày chưa thể tiêu hoá được hết thức ăn, nếu ăn bánh Trung thu ngay lúc này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

3. Không nên ăn bánh Trung thu nếu bị tiểu đường, thừa cân

3 KHÔNG cần nhớ khi ăn bánh Trung thu kẻo "mang họa" cho cơ thể, vừa khiến bệnh thêm trầm trọng lại tăng cân nhanh không phanh  - Ảnh 3.

Lượng chất béo trong một chiếc bánh Trung thu bằng 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò hoặc phở gà. Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại. Hơn nữa, bánh Trung thu có chứa hàm lượng đường cao nên người tiểu đường không nên ăn để tránh làm tăng đường huyết, còn người thừa cân sẽ dễ béo phì.

Theo giới chuyên gia dinh dưỡng, 2 nhóm người trên nếu muốn ăn bánh Trung thu thì có thể lựa chọn loại bánh ăn kiêng nhưng trước khi ăn vẫn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để ăn đúng liều lượng quy định.

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh