CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:20

2 chị em sinh đôi tự bắt cóc về ăn, chị tử vong, em nguy kịch

 

Bé M đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ

 

Thông tin trên Báo Pháp luật Việt Nam cho hay, hai chị em sinh đôi (11 tuổi, Hòa Bình) đã tự ý bắt cóc về làm thịt khi bố mẹ vắng nhà. Hiện tại, chị gái đã tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện do ăn nhiều và bị ngộ độc quá nặng. Em gái Nguyễn Thị M đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ trong tình trạng ngộ độc nặng.

 Gia đình bệnh nhi cho biết, M và chị gái ở cùng bà ngoại vì bố mẹ đều đi làm ăn xa. Tối 30/5, 2 chị em rủ nhau đi bắt cua và bắt được một con cóc, sau đó đã đem về tự nấu ăn

2 tiếng sau khi ăn, cả 2 bé đều có biểu hiện nôn liên tục, li bì, sau đó đã được gia đình chuyển nhanh tới bệnh viện huyện rồi chuyển tiếp lên BV Đa Khoa tỉnh Hòa Bình. Người chị gái ăn nhiều hơn và ngộ độc nặng hơn nên đã không qua khỏi. Em gái được chuyển tiếp đến bệnh viện Nhi TƯ để theo dõi và điều trị. 

Các bác sĩ đã kết luận bệnh nhi bị ngộ độc do ăn thịt cóc có biến chứng rối loạn nhịp tim. Sức khỏe của bé hiện đã có chuyển biến sau 3 ngày được điều trị tích cực. 

 

Nếu muốn dùng thịt cóc, tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc.

 

Thông tin về vụ việc này, Báo Gia đình Việt Nam cho hay, nhiều bộ phận của cóc có độc tố chết người như tetrodotoxin. Chất độc chứa rất nhiều trong nọc cóc, có thể tiết qua hạch bạch huyết, truyền đi các khắp các bộ phận như gan trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc 2 sống lưng), trong đó có chất bufotenin – một chất cực độc, dễ gây chết người, chế biến ở nhiệt độ cao cũng khó bị phân hủy, nếu sơ chế thịt cóc sai quy trình có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, trong thịt cóc có chứa rất nhiều giun, sán, ký sinh trùng. Vì thế, khuyến cáo các gia đình không nên ăn thịt cóc. 

Nếu muốn dùng thịt cóc, tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc. Khi chế biến phải để thịt cóc sạch sẽ, không bị da, nhựa… dính vào.

Triệu chứng điển hình của ngộ độc thịt cóc là: mệt mỏi, lạnh, nhức các chi, chướng bụng, buồn nôn. Đặc điểm là tim đập rất chậm: 40 lần/phút, có khi chậm hơn hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ tối đa độc tố trong cơ thể. Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

TRẦN HUYỀN (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh