10 thói quen ít biết trong phòng tắm lại gây ra hàng loạt các căn bệnh
- Bác sĩ
- 23:00 - 24/05/2020
Để khỏe mạnh, chúng ta không chỉ nên tuân theo các quy tắc vệ sinh mà còn nên thực hiện nó một cách chính xác. Có một thực tế cho thấy không ít người khi phát hiện ra mình bị bệnh, lúc tìm hiểu nguyên nhân thì mới tá hóa nhận nhận ra nó bắt nguồn từ những thói quen "chắc là sẽ không sao đâu".
Bạn có biết rằng trong phòng tắm, chỉ tính riêng bồn cầu đã chứa đến 3,2 triệu con vi khuẩn. Khi có những thói quen xấu, bạn đã vô tình làm lây lan mầm bệnh khắp nơi. Kết quả là cơ thể gánh chịu hàng loạt những căn bệnh như về dạ dày, mụn trứng cá... Sau đây là 10 thói quen sai lầm phổ biến nhất trong phòng tắm.
1. Cạo lông vùng bikini
Lông vùng kín có thể gây mất thẩm mỹ nhưng ngoài công dụng bảo vệ "vùng kín" khỏi bị vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào âm đạo, nó còn chứa hormone pheromone thu hút người khác giới. Việc cạo lông ở khu vực này, đặc biệt là sử dụng dao cạo râu thông thường sẽ khiến làn da dễ dàng bị tổn thương hơn, dẫn tới tình trạng ngứa ngấy, đỏ rát vùng âm đạo.
Ngoài ra, việc cạo lông mu còn khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, bức bối cả ngày khi ma sát giữa da và quần lót, dễ gây kích ứng da.
2. Sử dụng bông tắm xong để nguyên trong phòng tắm
Mọi người đều biết rằng công dụng của bông tắm là giúp lấy đi lớp da chết sần sùi. Thế nhưng thói quen của nhiều người là sau khi sử dụng bông tắm xong lại treo ngay trong phòng tắm. Bông tắm ẩm ướt gặp điều kiện thuận lợi trong phòng tắm giúp cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Chính vì thế, nếu sử dụng lại bông tắm trong lần tiếp theo, bạn đã vô tình khiến vi khuẩn bám vào cơ thể lại.
3. Cọ rửa không kỹ cơ thể
Muốn cơ thể không bị mụn trứng cá tấn công, bạn cần phải cọ rửa sạch sẽ hoàn toàn. Tuy nhiên, có một số khu vực thường bị mọi người bỏ qua như là lưng, da đầu, lòng bàn chân, sau lỗ tai.
Ngoài tác dụng chính của việc là cọ rửa là giúp cơ thể sạch sẽ, những khu vực bị bỏ quên có liên quan nhiều đến sức khỏe tổng thể. Chẳng hạn như đối với vị trí sau lỗ tai, đây là nơi có 5 huyệt đạo quan trọng. Nếu thường xuyên kỳ cọ sạch vị trí này, ngoài việc giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai, thì còn giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. Đối với người bị huyết áp cao, việc kỳ cọ này có tác dụng điều hòa rất tốt.
4. Đặt bàn chải đánh răng trên kệ
Phòng tắm không phải là khu vực sạch nhất trong nhà và tốt hơn là đừng cố tưởng tượng có bao nhiêu vi khuẩn sống ở đó. Không ai muốn bàn chải đánh răng của mình chứa đầy vi khuẩn. Có một thực tế rằng rất nhiều kệ rửa tay được đặt gần bồn cầu, điều này khiến khu vực kệ đặt nhiều đồ vật như bàn chải, sữa rửa mặt... dễ dàng bị vi khuẩn bám lên.
Ngoài ra, trong gia đình nhiều người thường có thói quen đặt bàn chải chung với nhau. Điều này vô tình gây ra hiện tượng lây nhiễm chéo, bạn có thể rước cả ổ vi khuẩn vào miệng. Nếu không muốn răng miệng của mình có vấn đề thì tốt nhất nên từ bỏ thói quen này.
5. Mang điện thoại hoặc sách khi đi vệ sinh
Ước tính có khoảng 90% người thường có thói quen mang theo một số đồ dùng như sách, máy tính bảng, điện thoại khi vào phòng tắm. Mặc dù họ khẳng định là tay mình sạch, nhưng lại không bao giờ vệ sinh những thứ này sau khi rời khỏi phòng tắm.
Phòng tắm là nơi chứa hàng triệu con vi khuẩn gây hại, trong đó có một số vi khuẩn như E.coli, salmonella, viêm gan A... dễ dàng bám vào điện thoại, rồi lây lan qua bề mặt khác rồi không may xâm nhập vào miệng gây ra tình trạng tiêu chảy.
Ngoài ra, việc mang theo những thứ này có thể khiến họ ngồi quá lâu hơn 15 phút. Theo các nhà nghiên cứu, điều này là không tốt vì nó sẽ tạo ra áp lực lên tĩnh mạch, có thể gây ra bệnh trĩ hoặc táo bón. Hơn nữa, ngồi quá lâu sẽ khiến máu lưu thông không đều, gây ra tình trạng choáng váng khi đứng dậy.
6. Lau mặt bằng khăn và để khăn ướt trong phòng tắm
Mỗi khi lau mặt xong, bạn thường treo trong phòng tắm. Độ ẩm và vi khuẩn trong phòng tắm là nơi tồi tệ nhất biến cái khăn của bạn trở thành "thủ phạm" gây ra mụn trứng cá, viêm da... Ngay cả khi bạn có riêng một chiếc khăn lau mặt chuyên dụng, điều này vẫn có thể gây nguy hiểm cho những người bị vấn đề về da.
7. Dội nước nhưng không đóng nắp bồn cầu
Khi bạn dội nước mà mở nắp, dòng nước xoáy rất mạnh cuốn trôi chất thải xuống và làm văng các hạt nước li ti vào không khí. Virus, vi khuẩn lúc này có thể bám vào khăn, bồn rửa, thậm chí là cả bàn chải đánh răng. Trong trường hợp nếu đó là vi khuẩn viêm gan A hay norovirus, nó sẽ khiến cơ thể bị nhiễm trùng, các triệu chứng điển hình thường thấy là nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy.
8. Tắm quá nhiều lần
Nghe có vẻ lạ nhưng việc tắm quá nhiều cũng gây ra một số vấn đề như không tắm. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Đại học Columbia, tắm thường xuyên sẽ khiến da bị khô và nứt nẻ. Điều này có thể dẫn đến việc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở.
9. Dội nước bồn cầu bằng đầu ngón tay
Nhà vệ sinh có lẽ là một trong những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Từ các quan sát cho thấy 90 phút sau khi xả nước, rất nhiều giọt bắn chứa vi khuẩn bám trên nhiều bề mặt vật dụng trong phòng tắm. Khi dội nước bồn cầu, việc nhấn bằng đốt ngón tay sẽ tốt hơn là đầu ngón tay.
Lý giải cho điều này là trong một số trường hợp bạn quên và chạm vào thứ gì đó trước khi rửa tay, bạn sẽ không làm lây lan vi khuẩn ra xung quanh.
10. Rửa mặt nhiều hơn 2 lần một ngày
Một số người lầm tưởng rằng nếu rửa mặt thường xuyên bằng sữa rửa mặt hơn 2 lần mỗi ngày sẽ giúp làn da sạch hơn và tránh được mụn. Trong thực tế, sữa rửa mặt có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây kích thích mụn. Các bác sĩ da liễu nhấn mạnh rằng việc rửa mặt quá nhiều lần sẽ phá hủy hàng rào bảo vệ da, làm mất cân bằng độ pH của da.
Theo Brightside