CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 12:00

Ý kiến trái chiều của phụ huynh về việc bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản

 

Theo dự thảo Điều lệ trường Tiểu học vừa được Bộ GD&ĐT công bố, quy định các lớp có thể lập Hội đồng tự quản với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch do học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên dù không mới nhưng vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phụ huynh.

Chị Trần Thị Trí (Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, học sinh tiểu học còn quá nhỏ, chưa hiểu hết ý nghĩa của từ ngữ. Việc sử dụng thuật ngữ không phù hợp sẽ gây căng thẳng, trong khi chức danh lớp trưởng, lớp phó đã quen thuộc, đi sâu vào tâm trí của các cháu. Về cơ bản, trách nhiệm và quyền hạn của chủ tịch và phó chủ tịch không khác gì lớp trưởng, lớp phó, vì vậy không nên thay đổi.

"Nghe người lớn nói, rồi xem tivi, trẻ thấy chủ tịch, phó chủ tịch là chức danh có quyền hành lớn, rất oai. Các cháu có thể bị nhiễm tư tưởng tự mãn, tự cao tự đại vì những chức danh cứng cỏi vô hồn ấy", chị Trí nói.

 

Các nhóm học tập trong lớp học ở mô hình trường học mới VNEN. Ảnh: Lan Hạ.


Cùng ý kiến với chị Trí, anh Lê Văn Thành (Mỹ Đình, Hà Nội) cho rằng không nên để con trẻ bị nhiễm tính háo danh, thích quyền uy bằng các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch. Nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải dạy sao cho con trẻ trở thành một con người tự tin, biết thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh.

Vì lớp học là một tổ chức thu nhỏ, vẫn cần những người đứng đầu nên anh Thành đề xuất luân phiên học sinh làm lớp trưởng, lớp phó. Cứ mỗi tuần một lần, các thành viên trong lớp thay nhau làm lớp trưởng, như vậy tất cả học sinh đều bình đẳng và sẽ cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn. Em nào học chưa giỏi, nói chưa tốt thì sẽ tự động cố gắng, phấn đấu để làm tốt hơn. 

Một phụ huynh ở quận Cầu Giấy có con chuẩn bị vào lớp 1 thì phản đối bình bầu chức danh trong lớp học. Việc bầu lớp trưởng, lớp phó, hay chủ tịch, phó chủ tịch sẽ tạo cho các em được bầu có tính bề trên, xoi mói, mách lẻo. Những em còn lại thì cảm giác mình là bề dưới, nhỏ bé.

"Vì vậy tôi cho rằng hãy để học sinh công bằng với nhau trong lớp học. Thầy cô giáo chủ nhiệm sẽ quan tâm, sát sao tình hình học tập và kỷ luật của lớp", vị phụ huynh nói và đề xuất, khi lên lớp cao hơn, có đủ nhận thức thì học sinh có thể bình bầu hoặc ứng cử làm đại diện cho lớp, tiếp thu và truyền đạt những vấn đề của lớp với thầy cô.

Bên cạnh những ý kiến phản đối và bày tỏ sự băn khoăn, những phụ huynh đã biết đến hoặc có con đang học mô hình trường học mới VNEN thì ủng hộ chủ trương thành lập Hội đồng tự quản ở lớp học, trong đó có chức danh chủ tịch, phó chủ tịch.

Chị Mai Hoa (Thanh Trì, Hà Nội) có con đang học theo mô hình trường học mới (VNEN) và trong lớp có chủ tịch hội đồng tự quản. Về bản chất, chức danh này tương đương lớp trưởng nhưng khác ở chỗ chủ tịch hội đồng tự quản không phải do giáo viên lựa chọn mà do các bạn trong lớp bỏ phiếu để chọn ra.

"Tôi thấy mỗi lần bình bầu Hội đồng tự quản là con rất phấn khởi và chuẩn bị, tập luyện thuyết trình rất nhiều để ra tranh cử. Các con mạnh dạn hơn, tự tin hơn, và được bình đẳng với nhau, đó là điều mà phụ huynh nào cũng mong muốn", chị Hoa nói.

Chị cho biết, sau mỗi đợt bình bầu, mỗi học sinh trong lớp đều có chức danh riêng, vì ngoài chủ tịch, phó chủ tịch còn có rất nhiều ban chuyên môn. Chính điều này đã làm cho các con có trách nhiệm hơn với vị trí của mình.

Việc dạy và học thay đổi theo hướng học sinh được chia thành các nhóm học tập, chủ động trao đổi, thống nhất ý kiến, rồi thay phiên nhau thuyết trình cũng là điều khiến chị Hoa hài lòng. Với cách làm này, mỗi học sinh sẽ tự tin hơn, từng bước khắc phục tính nhút nhát. "Mình thấy cách làm này rất hay, các con chủ động quyết định mọi việc, cô giáo chỉ đóng vai trò tư vấn", chị nói.

Cũng có con đang học ở mô hình trường học mới, chị Lại Thu Thảo (Nghệ An) cho rằng, phụ huynh cần tìm hiểu, hoặc có điều kiện thì theo dõi trực tiếp một số tiết dạy mẫu theo chương trình VNEN. Qua đó, phụ huynh sẽ thấy Hội đồng tự quản, chủ tịch, phó chủ tịch đơn giản như thế nào trong thế giới trẻ thơ. Các chức danh này hoàn toàn không đao to búa lớn, không thể hiện quyền lực hay khiến trẻ háo danh như người lớn nghĩ.

"Tôi thấy con đi học về vui vẻ hơn. Cháu thường kể những bài học ở lớp, ý kiến của các bạn, của bản thân mình ra sao, và cô giáo chốt lại vấn đề thế nào. Đi học cũng không chấm điểm, cô giáo nhận xét những chỗ con làm tốt, những điểm cần cố gắng. Cả tôi và con đều thấy thoải mái", chị Thảo chia sẻ.

Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Đây là dự án cải cách giáo dục lớn, được Quỹ hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD giai đoạn 2011-2015, được Bộ GD&ĐT triển khai trên cả nước với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới. Mục đích của dự án là nâng cao năng lực giảng dạy và học tập tại các trường tiểu học. Dự án tập trung vào học sinh và hướng đến việc kích thích tính độc lập và sáng tạo của trẻ em

Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm Mô hình trường học mới tại 24 trường tiểu học. Năm học 2012-2013, mô hình trường học mới đã được thực hiện ở gần 1.500 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành của cả nước. Năm học 2013-2014 số trường tham gia mô hình VNEN là hơn 1.700 trường và năm học 2014-2015, cả nước có 1.039 trường tự nguyện áp dụng mô hình VNEN, nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là hơn 2.500.

Trước nguyện vọng của phụ huynh học sinh, Bộ Giáo dục cũng đã thực nghiệm mở rộng VNEN tại 24 trường (48 lớp) Trung học cơ sở của 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa.

 

Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Đây là dự án cải cách giáo dục lớn, được Quỹ hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD giai đoạn 2011-2015, được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên cả nước với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới. Mục đích của dự án là nâng cao năng lực giảng dạy và học tập tại các trường tiểu học. Dự án tập trung vào học sinh và hướng đến việc kích thích tính độc lập và sáng tạo của trẻ em. 

Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm Mô hình trường học mới tại 24 trường tiểu học. Năm học 2012-2013, mô hình trường học mới đã được thực hiện ở gần 1.500 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành của cả nước. Năm học 2013-2014 số trường tham gia mô hình VNEN là hơn 1.700 trường và năm học 2014-2015, cả nước có 1.039 trường tự nguyện áp dụng mô hình VNEN, nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là hơn 2.500.

Trước nguyện vọng của phụ huynh học sinh, Bộ Giáo dục cũng đã thực nghiệm mở rộng VNEN tại 24 trường (48 lớp) Trung học cơ sở của 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa.

theo vnexpress.net

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh