THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:00

Xóa mô hình cao đẳng sư phạm

 

Trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề đào tạo giáo viên của các trường sư phạm chiều 17/11, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, mạng lưới đào tạo sư phạm hiện nay là nhằm đáp ứng nhu cầu của những năm sau giải phóng. Đến nay, cả năng lực và quy mô đào tạo đều vượt xa so với nhu cầu.

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã kiến nghị Thủ tướng cho điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trong đó có trường sư phạm. Cụ thể, Bộ đã chuyển một số trường cao đẳng sư phạm ở các địa phương thành cao đẳng cộng đồng - bên cạnh đào tạo sư phạm thì mở thêm các ngành đáp ứng nhu cầu của địa phương. Ngành sư phạm sẽ được thu hẹp dần.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn.

Bộ GD&ĐT cũng kiến nghị Thủ tướng quyết định quy mô tối đa trường đại học, cao đẳng sư phạm và Đại học Giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội, không để phát triển với quy mô không giới hạn. Theo đó, Đại học Sư phạm được đào tạo tối đa 15.000 sinh viên, Đại học Giáo dục tối đa 6.000, cao đẳng sư phạm tối đa 5.000.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng giới hạn mở thêm ngành trong các cơ sở đào tạo giáo viên, chấm dứt hình thức đào tạo từ xa, nâng cao chất lượng, kỹ năng sư phạm của đội ngũ nhà giáo, quy định định mức sinh viên trên một giáo viên...

Thời gian qua, Bộ làm việc với tỉnh Hà Nam để Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp nhận Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, chuyển thành cơ sở 2 của trường. Theo đó, Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ dùng một phần cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đào tạo, giãn bớt sinh viên từ Hà Nội; đồng thời dùng phần còn lại thành lập trường phổ thông liên cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông với tư cách trường thực nghiệm những phương pháp giảng dạy mới, phục vụ trực tiếp cho hoạt động đổi mới từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực.

"Theo hướng này, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương. Nếu đủ yêu cầu thì chuyển một số trường cao đẳng sư phạm thành cơ sở 2 của Đại học Sư phạm hoặc một trường đại học khác để chuyển đổi ngành nghề", Bộ trưởng cho hay.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết đã phát cảnh báo về nơi thừa, nơi thiếu cũng như nhu cầu giáo viên các cấp, nhu cầu nhân lực chung của các ngành khác để học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng học sư phạm có thông tin và cân nhắc lựa chọn.

Hiện nay mỗi tỉnh thành đều có một trường cao đẳng sư phạm. Theo thống kê, đến năm 2014, cả nước đang “dư thừa” khoảng 35.000 giáo viên bậc THCS và THPT. Rất nhiều cử nhân sư phạm ra trường phải giấu bằng để xin vào làm việc phổ thông trong các nhà máy, xí nghiệp.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh