Vượt đèn vàng bị phạt đến 2 triệu đồng từ 1/8: Người dân nói gì?
- Tây Y
- 02:40 - 19/07/2016
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016).
Cụ thể, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn vàng và đèn đỏ) bị phạt 1.200.000 - 2.000.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).
Với người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự vượt đèn vàng bị phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).
Nghị định mới cũng nêu rõ, xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng từ 400.000 - 600.000 đồng (Căn cứ Điểm g, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định 46).
Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vượt đèn vàng 60.000 - 80.000 đồng (Căn cứ Điểm h, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 46).
Nguy hiểm hơn không?
Về quy định mới này, nhiều người cho rằng còn một số bất cập, cụ thể: Anh Ngọc Minh cho rằng: "Không phải lúc nào tài xế cũng "đếm ngược" được, tai nạn kiểu dừng gấp đèn sắp chuyển vàng thường ở quốc lộ, xa lộ nơi đông xe, tốc độ xe cao, nhiều làn đường, tài xế phải quan sát trước sau phải trái vừa phải xử lý tình huống phức tạp, ngoài ra yếu tố ánh sáng chói mắt, làm cho rất khó nhìn số đang nhảy.
Thay vào đó, nhìn 3 màu xanh, đỏ, vàng thì dễ xử lý hơn nhiều. Cũng theo anh Minh, "màu vàng (biển báo, đèn tín hiệu...) là cảnh báo, không phải cấm, không thể phạt".
Đồng quan điểm với anh Minh, bằng kinh nghiệm cá nhân, anh Hoàng Sơn phân tích: "Đèn vàng là đèn cảnh báo cho việc chuẩn bị dừng xe khi đèn đỏ xuất hiện. Tuy nhiên có 2 trường hợp xảy ra đó là: Thứ nhất, trường hợp có đủ thời gian gian và quãng đường để dừng lại trước vạch đèn đỏ.
Thứ hai, trường hợp không có đủ thời gian và quãng đường để dừng lại trước vạch đèn đỏ. Ở trường hợp này, phương tiện giao thông được phép chạy tiếp vì nếu dừng lại thì xe sẽ dừng trong ngã ba, ngã tư gây ra tắc đường và tai nạn giao thông... Vì vậy, người ta mới để khoảng 5 giây đến 10 giây chuyển giao giữa đèn đỏ sang đèn xanh để người và phương tiện giao thông có đủ thời gian gian thoát".
Hơn nữa, theo anh Sơn, việc cài đặt khoảng thời gian gian tùy thuộc vào từng vị trí đặt đèn giao thông, trong đô thị hay ngoài đại lộ hay khu dân cư có trường học. Còn khoảng cách kịp dừng khi có đèn vàng thì tùy vào từng phương tiện tiện giao thông.
Với người đi bộ thì khoảng 2-3 m, xe đạp 5-7 m; ô tô con thì 15-30 m (lệ thuộc vận tốc, nếu ngoài đại lộ chạy 80 km/h thì khoảng 100m), xe bus, xe tải đặc biệt lưu ý vì quãng đường dừng khi phanh thường dài hơn các phương tiện khác... "Nói chung vượt đèn vàng không bị phạt mới là quy định hợp lí. Thời gian nhìn con số nhảy ngược mà chỉ liếc nhanh màu đèn tín hiệu theo phản xạ", anh Sơn ý kiến.
Chú Nguyễn Văn Hòa (Đống Đa, Hà Nội) đưa ra tình huống: "Nếu mình đang chạy tốc độ 40-60km/h, bỗng nhiên đèn chuyển vàng, bị bắt buộc phải dừng lại ngay thì hậu quả xe sau đâm thật nguy hiểm. Đang đèn xanh đã sang ngay đèn vàng, với khoảng cách 5-10m thử hỏi phanh có kịp không. Mà có kịp đi chăng nữa thì có đảm bảo an toàn không?" - anh Hòa nói.
Bên cạnh những phản ứng cho rằng việc dừng gấp đèn vàng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người lái xe, nhiều người cũng băn khoăn đặt câu hỏi: "Luật phạt đèn vàng thông qua ở Việt Nam, trên quốc tế có nước nào sử dụng luật này như nước Việt Nam không?"- là câu hỏi của anh Hoàng Tùng.
Phải hoàn thiện tất cả các đồng hồ đếm ngược
Hơn nữ, theo Nghị định mới này quy định việc đèn đỏ, đèn vàng cùng bị phạt, dường như có sự trùng nhau: "Đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại, đèn vàng cũng dừng lại... Thế thì việc gì phải dùng hẳn 3 đèn cho mất công, nhiều người bị phạt. Tôi thấy nếu có luật đó thì đi sửa lại toàn bộ số cột đèn chỉ còn 2 loại đỏ và xanh thôi cho người dân đỡ bị nhầm lẫn, phân tán." - chị Thúy Quỳnh đặt vấn đề.
Một số ý kiến cho rằng, nếu muốn thực hiện được Luật này cần phải sửa lại tất cả các trụ đèn. Theo đó, các trụ đèn này cần phải hoàn thiện lại toàn bộ đồng hồ đếm ngược và phải đúng kỹ thuật.
Cụ thể, anh Minh Hạnh ý kiến: "Cần phải sửa tất cả các trụ đèn đỏ trên cả nước đi. Đừng để những trụ hỏng hóc không đúng kĩ thuật mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, đôi khi bị phạt oan mà lại thiếu an toàn đến tính mạng. Có như vậy, người dân mới cảm thấy an toàn khi ra đường và có thể chấp hành tốt, không bức xúc".
Đồng quan điểm Minh Hạnh, chị Phương cũng đặt vấn đề: "Nếu mọi thứ rõ ràng thì tôi ủng hộ 100%. Vấn đề là một số ngã tư có tín hiệu đếm ngược để mọi người dân được biết, nhưng còn rất nhiều ngã tư khong có tín hiệu đếm ngược, như đánh đố người dân. Hy vọng, những cột đèn này sẽ sớm được thay đổi".
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngăn Ngừa Bệnh Tim Và Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi: Bí Quyết Sống Khỏe Mạnh Và An Toàn
Bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và vai trò của y học hiện đại...
2 tháng trước
Tin nên đọc