THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:24

Việt Nam- CHLB Đức mở rộng hợp tác toàn diện về lao động và xã hội

Việt Nam- CHLB Đức mở rộng hợp tác toàn diệnvề lao động và xã hội - Ảnh 1.

Quốc vụ khanh Bộ Lao động và Xã hội CHLB Đức, ngài Rolf Schmachtenberd đón tiếp trọng thị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung


Việt Nam- CHLB Đức mở rộng hợp tác toàn diệnvề lao động và xã hội - Ảnh 2.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và đoàn công tác hội đàm với Bộ Lao động và Xã hội CHLB Đức

BỘ TRƯỞNG ĐÀO NGỌC DUNG

Chúng tôi đang triển khai sâu rộng 3 dự án dạy nghề lớn và thu được nhiều kết quả tích cực, trong đó có chương trình phối hợp giữa Đức và Việt Nam trong lĩnh vực GDNN. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có hàng nghìn điều dưỡng viên sang làm việc tại Nhật Bản, Đức, Séc…

Cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của các bạn Đức, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên để tránh bẫy thu nhập trung bình, cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba trụ cột quan trọng (kinh tế, xã hội và môi trường) để quốc gia phát triển bền vững.


Việt Nam- CHLB Đức mở rộng hợp tác toàn diệnvề lao động và xã hội - Ảnh 4.

Bộ trưởng trao tặng quà lưu niệm cho ngài Quốc vụ khanh Rolf Schmachtenberd

Trao đổi về tiến trình ký kết hai Công ước số 87 và 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay Việt Nam đã tham gia 24 Công ước quốc tế, trong đó có 6 Công ước cơ bản. Quốc hội Việt Nam khóa 14, kỳ họp thứ 7, tháng 6/2019 đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của Quyền tổ chức và thương lượng tập thể, với 452/452 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,39% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bộ luật Lao động (sửa đổi), đang được Quốc hội xem xét, các nội dung cơ bản của Công ước 87 và 105 đã được đưa vào Bộ luật.Công ước số 105 sẽ trình Quốc hội xem xét vào tháng 5/2020, Công ước 87 cũng sẽ được trình Quốc hội xem xét sớm nhất.

Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Bộ Lao động và Xã hội CHLB Đức hỗ trợ và chuyển giao giáo trình dạy nghề và công nhận chứng chỉ để tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDNN và việc làm ở cả 2 nước. Đề nghị bạn tạo điều kiện tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng viên Việt Nam, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam triển khai thực hiện Chương 13 Hiệp định Thương mại Việt Nam- EU.

Quốc vụ khanh Rolf Schmachtenberd cho biết, nước Đức luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam. Ngài Schmachtenberd đề nghị, để mở rộng hợp tác trong thời gian tới, hai Bộ cùng xem xét cập nhật Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ vào năm 2013, tiến hành ký kết bản ghi nhớ mới về hợp tác về GDNN và tiếp nhận lao động vào đầu năm 2020. Đề xuất này được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý và giao các đơn vị chức năng của Bộ tiến hành để hai bên sớm tiến hành ký kết.

Trước đó, ngày 25/9, Bộ trưởng đã nghe đại diện nhà máy giới thiệu về hoạt động của Học viện Festo-một trong những nhà cung cấp hàng đầu của thế về thiết bị và giải pháp công nghệ giáo dục.

Việt Nam- CHLB Đức mở rộng hợp tác toàn diệnvề lao động và xã hội - Ảnh 5.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm dây chuyền tự động hóa Công ty Festo

Festo thiết kế và thực hiện các trung tâm đào tạo, phòng thí nghiệm, thiết bị đào tạo và chương trình, theo đó người học sau đó có thể làm việc trong một trường năng động và đa dạng. Mục tiêu của Học viện là tối đa hóa sự thành công trong các cơ sơ dạy nghề và các xí nghiệp trong toàn cầu.

"Công ty Festo rất mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực GDNN và mong muốn được ký bản ghi nhớ 2 bên. Đề nghị thành lập nhóm công tác hỗn hợp giữaBộ Lao động -Thương binh và Xã hội Việt Namvà Festo để thực hiện bản ghi nhớ giữa 2 bên", đại diện Công ty Festo cho biết.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự hợp tác của Festo với Việt Nam, đặc biệt giữa Festo với các trường nghề của Việt Nam, là giải pháp đột phá để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, động lực chính để đất nước phát triển bền vững.

Trong chuyến thăm và làm việc tại CHLB Đức, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đã thông báo với Bộ trưởng và đoàn công tác tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Đức. Hiện kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt hơn 9 tỷ USD, Đức đầu tư sang Việt Nam hơn 2 tỷUSD và đang triển khai hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu…

Việt Nam- CHLB Đức mở rộng hợp tác toàn diệnvề lao động và xã hội - Ảnh 7.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các thành viên đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức

"Tiềm năng đưa lao động Việt Nam sang Đức làm việc rất rộng mở. Các lĩnh vực Việt Nam có thể hợp tác với Đức là giáo dục nghề nghiệp, cung ứng điều dưỡng viên, lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Hiện nay, có 170.000 người Việt đang sinh sống, cư trú hợp pháp tại Đức, trong đó có 7000 sinh viên đang theo học.Cộng đồng người Việt Nam là một trong những cộng đồng nước ngoài hòa nhập tốt nhất, học sinh Việt Nam học rất giỏi và là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Đức…", Đại sứ Nguyễn Minh Vũ cho biết.

Thông tin một số nét về tình hình về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh CHLB Đức là một trong những nước có tiềm năng hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong GDNN và hợp tác về lao động. Bộ trưởng thông báo trong chuyến công tác này, Bộ trưởng và đoàn công tác đã làm việc và thăm quan cơ sở, tổ chức GDNN tại Bang Hessen và Bang Baden-Württemberg và Phòng Thương mại Công nghiệp thành phố Stuggart, nhằm thúc đẩy hợp tác về GDNN và di chuyển nhân lực chuyên môn.

Bộ trưởng vui mừng thông báo việc Luật Nhập cư của Đức có hiệu lực từ ngày 1/3/2020 sẽ tạo điều kiện cho lao động ngoài EU, trong đó có lao động Việt Nam vào nước Đức làm việc thuận lợi hơn.


Tin đoàn công tác Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, từ CHLB Đức

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh