Tuyệt chiêu lựa chọn thực phẩm an toàn
- Chia sẻ
- 17:43 - 30/03/2021
- Thịt heo: Có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước.
- Thịt bò: Có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.
- Thịt gà: Có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn. Không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ.
- Cá: Còn tươi, mình cá ít nhớt, có mùi tanh đặc trưng, mang khép kín màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mắt cá sáng và hơi lồi. Thịt cá chắc, sự đàn hồi cao, thịt dính chặt với xương.
-Tôm, mực, bạch tuộc: Còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).
- Rau, củ quả: Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá. Chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị dập hoặc có đốm màu lạ, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, không có mùi vị lạ.
- Trái cây: Chọn nơi đáng tin cậy để mua. Trái có cuống tươi, màu sắc tự nhiên, cầm thấy nặng và chắc tay.
- Cá khô: Có màu sắc vàng trong không bị ướt. Cầm lên ngửi thấy mùi tanh nhẹ chứ không nghe nặng mùi.
- Tôm khô: Có màu hồng đỏ tự nhiên của tôm như màu men gạch. Thịt săn chắc, không có mùi nồng nặc.
- Mực khô: Không bị tanh, sờ vào không thấy ướt. Râu mực chắc vào thân, có màu trắng hồng.
- Bò khô, trâu khô: Có mùi đặc trưng của thịt. Khi ăn bò khô, trâu khô rất dai và dẻo.
- Măng khô: Có màu vàng nâu nhạt, màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ. Bề rộng thịt dày, mềm, không có quá nhiều xơ.
- Nấm đông cô và mộc nhĩ khô: Chọn nấm có hình cúc áo, phần chân nhỏ, mình dày, có màu vàng bóng, khi sờ không thấy ướt, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau.
- Phải nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất. Nhãn mác phải có đủ thông tin chính liên quan đến sản phẩm gồm: tên sản phẩm, nơi sản xuất, số lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thành phần cấu tạo chính.
- Thực phẩm còn hạn sử dụng. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu. Lưu ý đọc kỹ thông tin thành phần trên nhãn thực phẩm để tránh nếu có khả năng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong thực phẩm.
- Được bảo quản ở điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Để tránh việc mua “quá tay” hoặc mua những sản phẩm không thật sự cần thiết, hãy lựa chọn thực phẩm dựa trên những tiêu chí: tiết kiệm, dễ dàng chế biến, có giá trị dinh dưỡng và có thời gian sử dụng lâu như trứng; mì, nui; các loại củ như cà rốt, khoai lang hay thực phẩm tươi có thể trữ lâu trong ngăn đông như thịt lợn, gà, cá...
Ngoài ra, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, điều đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm trên mạng. Khi mua hàng cần tìm hiểu thật kỹ, xem xét cửa hàng đó có uy tín hay không. Thậm chí có thể đặt hàng ít một để kiểm tra chất lượng, chứ không nên ngay lập tức đặt hàng với số lượng lớn.
Khi lựa chọn thực phẩm trên mạng, nên chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ, được sản xuất ở những cơ sở có thương hiệu lâu năm; nên chọn các sản phẩm được bày bán ở nơi có đủ điều kiện bảo quản như siêu thị, cửa hàng tiện ích...