THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:33

Từ 1/8/2015: Chính thức xét tuyển đại học, cao đẳng 2015

 

 

Sở GD&ĐT và các trường ĐH đều có trách nhiệm giải đáp thắc mắc về xét tuyển ĐH, CĐ 2015.

 

20 ngày để cân nhắc

Bắt đầu từ 1 đến 20/8/2015, thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng I vào các trường ĐH, CĐ cả nước. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trúng tuyển, Bộ GD&ĐT quy định, trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I; nếu cần, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký trường khác. Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường đại học hoặc cao đẳng, mỗi trường, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Sau đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh có thể dùng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và ở mỗi trường, được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng.

Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau. Tuy nhiên, khác với đợt I, trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh sẽ không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt tiếp theo. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10 đối với trường đại học và 20/11 đối với trường cao đẳng.

3 ngày cập nhật một lần

Trước mỗi đợt xét tuyển, thí sinh sẽ được các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó.

Trong quá trình đăng ký xét tuyển từng đợt thi, thí sinh có thể theo dõi lượng hồ sơ đăng ký vào các trường trên trang web của trường để tránh phải di chuyển nhiều. Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ít nhất mỗi ngày một lần phải cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển (gồm danh sách các thí sinh đăng ký xét tuyển và danh sách các thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển) vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.

Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, 3 ngày một lần, các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp.

Thí sinh là con thương binh, người hoạt động kháng chiến được cộng thêm điểm ưu tiên

 Bộ GD&ĐT: Theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, thí sinh là con thương binh sẽ được cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi để xét tuyển vào đại học hoặc cao đẳng. Tùy theo mức độ thương tật, sẽ được hưởng mức điểm cụ thể.

Cũng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng: Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Giấy tờ để được hưởng, gồm: Quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH; Giấy tờ chứng minh đã được khen tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huân chương chiến thắng; Huy chương kháng chiến hoặc Huy chương chiến thắng.

Thí sinh được cộng thêm 1,0 điểm vào tổng điểm kết quả thi 3 môn để xét tuyển (theo thang điểm 10/1 môn thi).

Cù Hòa

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh