THỨ TƯ, NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2024 03:33

Triết học về sự giàu có và hạnh phúc

Trong Principes de l’économie politique [Các nguyên tắc của kinh tế chính trị] (1820), nhà kinh tế học Malthus đã tự vấn giàu có là gì? Ông đưa ra nhiều khái niệm để rồi rốt cuộc chỉ chọn một, theo đó, khái niệm này cho phép trình bày những sự phát triển khả dĩ đong đếm. Khi nhận định về thu nhập quốc dân của Mỹ vào năm 1934, Simon Kuznets đã chỉ ra các thao tác phân loại và tuyển lựa mà ông thực hiện để lập ra thu nhập ấy. Ông dự đoán thu nhập quốc dân của nước này hẳn không được coi như một chỉ số hạnh phúc. Tuy nhiên, thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội chẳng mấy sẽ nhanh chóng được coi như biểu tượng và cái tương đương với hạnh phúc và tiến bộ. Chúng ta tiếp tục so sánh thành tích của các quốc gia dựa trên tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, nay đã trở thành chỉ số bùa hộ mệnh của chúng ta. Trong những năm 1970, các khái niệm này rồi sẽ bị chỉ trích và có nhiều ý đồ hiệu chỉnh được tiến hành nhằm biến tổng sản phẩm quốc nội thành chỉ số hạnh phúc. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người coi việc sản xuất của cải và dịch vụ là tiêu chí nòng cốt của hạnh phúc. Nó quên đi rất nhiều chiều kích khác của hạnh phúc và đặc biệt bất lực trong việc cảnh báo chúng ta về sự suy tàn của các di sản cốt yếu: di sản thiên nhiên - hệ thống trái đất - và gắn kết xã hội. Đã đến lúc chúng ta phải khẩn trương thay đổi các chỉ số.

366600744_687325036762925_6835504994396377062_n

Tham dự buổi thuyết trình khoa học "Triết học về sự giàu có và hạnh phúc" có các diễn giả tên tuổi như:

GS. Dominique Méda, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội (IRISSO) kiêm Chủ tịch Viện Veblen, Giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine-PSL.

GS. Dominique Méda, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội (IRISSO) kiêm Chủ tịch Viện Veblen, Giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine-PSL.

GS. TS Dominique Méda tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm và Trường Hành chính Quốc gia. Bà là Giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine-PSL, đồng thời là giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội (IRISSO) kiêm Chủ tịch Viện Veblen. Bà là tác giả của khoảng hai mươi tác phẩm, đứng tên một mình hoặc cộng tác cùng các tác giả khác, chuyên về chủ đề lao động, việc làm, chính sách xã hội và cải tạo sinh thái.

GS. TS. Trần Văn Phòng, nguyên Viện trưởng Viện triết học, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

GS. TS. Trần Văn Phòng, nguyên Viện trưởng Viện triết học, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

GS. TS Trần Văn Phòng, tốt nghiệp Khoa Triết học, ĐHTHQG Rostov on Don. Liên Xô cũ (Liên Bang Nga ngày nay) năm 1986; TS Triết học năm 1994 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả hơn 280 bài báo khoa học. Hơn 20 sách chủ biên và tác giả. Chủ trì 1 đề tài khoa học cấp nhà nước; 4 đề tài cấp bộ; 2 đề tài cơ sở.

TS Nguyễn Duy Nhiên, Trưởng khoa Triết học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS Nguyễn Duy Nhiên, Trưởng khoa Triết học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS Nguyễn Duy Nhiên, Trưởng khoa Triết học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Giảng viên lý luận chính trị, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống, phát triển kỹ năng mềm Lĩnh vực chuyên sâu: Kinh tế chính trị, Công tác xã hội, Triết học, Phương pháp giảng dạy, Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, Giáo dục kỹ năng mềm. Tác giả 19 sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình; 48 bài báo trong nước và quốc tế.

Phương Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh