THỨ BA, NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2024 11:54

Trẻ cần chuẩn bị gì khi vào đại học?

Các bạn sinh viên có thể kiếm việc làm thêm bán thời gian để trang trải phần nào học phí và chi phí sinh hoạt hàng ngày đỡ cho cha mẹ.

Các bạn sinh viên có thể kiếm việc làm thêm bán thời gian để trang trải phần nào học phí và chi phí sinh hoạt hàng ngày đỡ cho cha mẹ.

Chuẩn bị tâm thế

Ðể trở thành tân sinh viên, trẻ cần tiến hành thủ tục nhập học. Ngày nay, thủ tục nhập học đại học khá đơn giản. Các em chỉ cần chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủ, mặc trang phục gọn gàng đến quầy đăng ký nhập học để làm các thủ tục. Ngày nhập học sẽ rất đông sinh viên nên cần đến sớm để nhanh chóng đăng ký nhập học, và đến sớm để có thể xử lý các tình huống nếu không may có sai sót xảy ra.

Chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân

Giống như bất cứ học sinh nào khi bước vào năm học mới, các sinh viên cũng cần trang bị cho mình những đồ dùng học tập tối thiểu. Ðó có thể là những quyển sổ, bút, túi đựng/ ba lô, một chiếc lap top hay máy tính để bàn, các đồ dùng cá nhân nếu bạn phải ở trọ. Các em có thể mang theo các món đồ có sẵn ở nhà đi nhập học để tiết kiệm chi phí. Chỉ nên mua mới những món đồ thực sự cần thiết.

Sống một mình xa nhà, trẻ phải tự dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày.

Sống một mình xa nhà, trẻ phải tự dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày.

Chuẩn bị nơi ở mới để “an cư lạc nghiệp”

Sau khi nhập học, những sinh viên tỉnh lẻ sẽ phải đi tìm nhà trọ/phòng trọ ngay để có một nơi ở mới. Tùy vào điều kiện gia đình, các em tìm nhà hoặc phòng trọ có mức giá phù hợp. Ðể tiết kiệm chi phí, trẻ có thể ở ghép với bạn cùng quê hoặc bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ cần tìm hiểu kỹ về người sẽ ở cùng mình, tránh để xảy ra các xung đột hay cãi vã khi sống chung.

Phòng trọ thường không tiện nghi và to đẹp như nhà với bố mẹ, tuy nhiên để phòng trọ ấm cúng và đáng sống, trẻ cần trang trí, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày.

Trẻ cần chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủ, tránh để xảy ra sai sót để thủ tục nhập học được tiến hành suôn sẻ.

Chỉ có số ít sinh viên được học đại học ngay gần nhà, đa số sẽ phải học xa nhà, xa cha mẹ và ở trọ. Ðể có thể sống độc lập trong 4-6 năm đại học (tùy trường mà thời gian học dài ngắn khác nhau), các bạn trẻ cần có những kỹ năng sống cơ bản như biết tự chăm sóc bản thân (nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày…); có kỹ năng giao tiếp tối thiểu để ứng xử đúng mực  với thầy cô, bạn bè; biết xử lý các tình huống khẩn cấp như khi nhà trọ mất điện, bị lũ lụt, xe bị chết máy giữa đường, các đồ đạc bị hư hỏng, xuống cấp…

Ngoài ra, để nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống mới, trẻ nên tìm hiểu về con người và văn hóa, phong tục của tỉnh/ thành nơi tới học; tìm hiểu về trường đại học mà trẻ sẽ học (trường thành lập từ khi nào, có bao nhiêu sinh viên, hàng năm có những hoạt động nổi bật gì, chính sách học bổng của khoa/ trường, trường có các câu lạc bộ gì, làm thế nào để có thể tham gia các câu lạc bộ đó...). Trẻ cũng nên tìm hiểu về văn hóa vùng miền để có thể nhanh chóng làm quen, kết bạn với các bạn sinh viên đến từ các địa phương khác nhau.

Sống xa nhà, trẻ cần biết cách quản lý tài chính chi tiêu sao cho khoa học, tránh để rơi vào tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền. Trẻ có thể cài ứng dụng chi tiêu trên điện thoại hoặc lập một cuốn sổ nhỏ ghi chép việc chi tiêu hàng ngày. Cần phân bổ chi tiêu hợp lý giữa các khoản: tiền ăn, tiền ở, tiền học, tiền điện, tiền nước, tiền xăng xe đi lại, tiền gọi điện, tiền mua sắm quần áo, tiền giao lưu với bạn bè, tiền khám bệnh nếu nhỡ may bị ốm…

Nếu như kinh tế gia đình không dư dả, ngoài việc học trên giảng đường, trẻ có thể kiếm việc làm thêm bán thời gian để trang trải phần nào học phí và chi phí sinh hoạt hàng ngày đỡ cho cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi ứng tuyển, tránh bị lừa đảo.

Trẻ cần chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủ, tránh để xảy ra sai sót để thủ tục nhập học được tiến hành suôn sẻ.

Trẻ cần chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủ, tránh để xảy ra sai sót để thủ tục nhập học được tiến hành suôn sẻ.

Tránh xa các tệ nạn xã hội

Có không ít học sinh khi ở nhà với cha mẹ thì ngoan ngoãn, chỉ biết có học nhưng khi sống xa nhà đã rơi vào các cạm bẫy lừa đảo và các tệ nạn xã hội. Giảng đường đại học là một xã hội thu nhỏ, ở đó có rất nhiều bạn tốt, nhưng cũng có bạn xấu rủ rê trẻ tham gia các tệ nạn xã hội như cá độ đá bóng, chơi game ăn tiền, hút thuốc lá điện tử, thậm chí là bay lắc, nghiện ma túy… Ðể tránh xa cái xấu, trẻ cần biết chọn bạn mà chơi, tự trang bị cho mình những hiểu biết tối thiểu để có thể phân biệt tốt - xấu. Không chỉ cần tránh xa các tệ nạn xã hội, trẻ cần tỉnh táo để không bị lừa đảo qua mạng, bị lôi kéo tham gia vào các hội nhóm bán hàng đa cấp không lành mạnh.

Xác định rõ mục tiêu học tập

Ngoài ra, trẻ cần xác định rõ mục tiêu học tập, học để làm gì, sau này ra trường sẽ làm gì? Nếu muốn bám trụ lại thành phố nơi đang học, ngoài tấm bằng cử nhân, trẻ cần học thêm gì nữa không? Nếu cần học thêm ngoại ngữ hay các khóa học bổ sung ngắn hạn khác thì trẻ nên bắt đầu học vào thời điểm nào?... Trẻ cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng như sau 4 năm học đại học mình sẽ có tấm bằng tốt nghiệp loại Khá trở lên và chứng chỉ IELTS 7.0 cùng một số chứng chỉ chuyên môn khác để có thể xin việc trong các doanh nghiệp lớn, có thu nhập tốt. Tùy vào sức học và mong muốn công việc, thu nhập mà các mục tiêu học tập của mỗi trẻ sẽ khác nhau.

Khi trẻ xác định được rõ mục tiêu học tập, trẻ sẽ có động lực để phấn đấu và chuẩn bị sẵn một tâm thế chủ động, tự tin để bước vào một trang mới của cuộc đời.

Bình Yên

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh