THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 03:42

Thực hư chuyện hiệu trưởng khóc trước lệnh cấm dạy thêm trong trường

 

Sau đợt khảo sát, đoàn sẽ làm việc với Sở GD&ĐT và lãnh đạo thành phố đểlắng nghe và trao đổi lại về quy định dạy thêm học thêm, nhất là việc điều chỉnh lộ trình thực hiện sao cho phù hợp với thực tiễn.

Trong buổi làm việc với đoàn khảo sát của Ban Văn hóa xã hội, HĐND TPHồ Chí Minh vào chiều ngày 23/8, về quy định dạy thêm học thêm của thành phố, hiệu trưởng Trường Thực hành sư phạm Phan Đình Phùng, thầy Nguyễn Văn Lợi, cho rằng, ở tiểu học gọi là dạy thêm chứ thật ra là giữ trẻ.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Lợi không giữ được cảm xúc khi phát biểu trước quy định cấm dạy thêm của thành phố và tâm tư giáo viên khó sống bằng nghề (Ảnh: báo Dân trí)

“Phụ huynh không đón con vào giờ tan trường được, họ có nguyện vọng để giáo viên giữ trẻ thêm sau giờ học. Trường học tổ chức các sinh hoạt hội nhóm, thể dục thể thao, năng khiếu... cho các em. Em nào không thích vận động, chạy nhảy thì giáo viên sẽ tổ chức cho ôn bài” – báo Dân trí dẫn lời thầy Lợi.

"Phụ huynh thì không thể đón con đúng giờ, giáo viên thì không được trông, vậy sự an toàn của các em sẽ như thế nào? Giáo viên không dạy trong trường thì người ta đi dạy bên ngoài, bên ngoài mà cũng bị cấm thì họ đi gia sư, vì đồng lương không đủ sống".

Thầy Lợi ngậm ngùi "Tôi không dạy thêm nhưng tâm tư của người thầy không sống được bằng nghề, có nhiều thứ đâu tiện nói ra".

Ông Phạm Hùng Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 3, thì nhận xét cái gốc của dạy thêm là việc học của chúng ta lâu nay luôn đi cùng chữ thi. “Học là để thi, trong khi việc học trên lớp có từng đó chưa đáp ứng được việc thi, thế là đi học thêm. Về phía giáo viên, lương không đủ sống nên họ kiếm sống bằng chính cái nghề của mình”.

Ông Dũng cho biết, Phòng triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Sở, tuy nhiên đây là nhu cầu có thật nên đề nghị xem xét lại việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Còn để "triệt" dạy thêm, ông Dũng cho rằng phải giải quyết về chương trình học, thi cử và cả vấn đề lương của giáo viên. Khi những vấn đề này được giải quyết, giáo viên nào vi phạm thì mạnh tay loại khỏi ngành.

Học sinh tốn 200 nghìn đồng, giáo viên thêm 2 – 4 triệu đồng

Trước đó, tại buổi khảo sát trên địa bàn quận 1 chiều ngày 22/8, nhiều ý kiến từ các trường cũng cho rằng nên duy trì dạy thêm trong nhà trường mới đảm bảo kiến thức cho các em

“Hiệu trưởng cũng phải cho con học thêm mới đảm bảo kiến thức” - đó là ý kiến thẳng thắn của bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, (Quận 1, TP.Hồ Chí Minh).

Đại diện lãnh đạo các trường THCS ý kiến tại buổi làm việc ngày 22/8 (ẢnhBáo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh)

Báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh trích đăng ý kiến của bà Sương cho rằng “những năm qua trường có tổ chức dạy thêm cho học sinh, vì có dạy thêm trong nhà trường mới đảm bảo chất lượng giáo dục và đảm bảo đời sống cho giáo viên”.

Theo bà Sương, chương trình THCS hiện nay rất nặng. “Trong khi các em phải học rất nhiều kiến thức vì còn lo để thi tuyển sinh vào lớp 10, chỉ tiêu vào công lập của thành phố cũng bị hạn chế. Vì vậy, nhờ có dạy thêm học thêm thì tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10 công lập mới cao”.

Bà Sương nói thêm, dạy thêm trong trường thì trường cũng sẽ quản lý được mức thu hợp lý với phụ huynh. “Cụ thể, trường thu mỗi tiết học thêm là 5.000 đồng. Với học sinh lớp 8 và 9 thường học thêm, nếu mỗi em học năm môn trong năm buổi học, mỗi buổi học bốn tiết thì tổng tiền các em phải đóng trong một tháng khoảng 200 nghìn đồng. Nếu các em phải học bên ngoài với từng đó môn thì có thể lên đến tiền triệu một tháng”.

Một lý do nữa theo bà Sương nên duy trì việc dạy thêm trong trường là sẽ đảm bảo tăng thu nhập cho giáo viên.

Cụ thể, bà Sương tính toán, nếu không dạy thêm, giáo viên sau năm năm làm việc với hệ số lương là 2,67, cộng với phụ cấp này nọ thì tổng thu nhập là 3,8 triệu đồng/tháng. Còn với giáo viên làm thâm niên 20 năm, có hệ số lương là 4,32, cộng với các phụ cấp ưu đãi thì tổng lương cũng chỉ hơn 6,68 triệu đồng. Trong khi đó, nếu dạy thêm trong trường thì mỗi tháng, mỗi giáo viên tăng thêm được 2 - 4 triệu đồng.

Với những lý do đó thì ý kiến của bà Sương là nên duy trì dạy thêm trong trường và giao trách nhiệm cho hiệu trưởng quản lý.

Bà Lê Thị Bình, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 1 cho rằng, dạy thêm ngoài nhà trường sẽ khó kiểm soát được mọi mặt vì không có cơ sở tập trung, cơ sở vật chất chật hẹp, gây khó khăn cho đưa đón con của phụ huynh và khó quản lý mức thu, cũng như năng lực người dạy.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh