CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:19

“Thầy và trò”: Tiếng nói trực diện vào mặt trái ngành giáo dục

 

“Thầy và trò” đề cập thẳng đến mặt trái của ngành giáo dục.

Lấy đề tài về giáo dục học đường, “Thầy và trò” kể về câu chuyện xảy ra tại một trường Đại học - nơi đào tạo ra những nhân tài có ích cho xã hội, nhưng vì một số cá nhân đứng trên tư cách người thầy đã thoái hóa đạo đức nên gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Vở kịch mở ra với lá đơn xin thôi học của hai học sinh ưu tú tên là Thông và Linh - gửi đến ban giám hiệu của một trường đại học với lý do "môi trường đào tạo không phù hợp". Những câu hỏi "tại sao" được đặt ra, dẫn đến những sự thật gây bất ngờ. Hiệu trưởng Trung, sau một thời gian quá tin tưởng vào cấp dưới, đã giao nhiều công việc quan trọng cho Phó Hiệu trưởng Long và Trưởng phòng Đào tạo Lan. Với quyền hành trong tay, Long và Lan cặp kè với nhau, biến trường học thành nơi để trục lợi cá nhân. Hai người này đã hình thành đường dây mua bán điểm, bỏ bê việc giáo dục. Họ thẳng tay trù úm với những giáo viên, sinh viên có ý định tố cáo việc làm sai trái của mình, biến ngôi trường đại học thành môi trường đầy rẫy tệ nạn, sinh viên thì biếng nhác học hành, có người còn tham gia đường dây mua bán điểm. Nhiều học trò sa vào cờ bạc, nghiện hút, đánh nhau, nữ sinh cặp bồ với quan chức…

Theo NSDN Trần Ngọc Giàu, vai diễn hiệu trưởng Trung và cô giáo Nhân là hai nhân vật đi suốt vở kịch, giúp người xem tìm ra sự thật về ngôi trường. Trong thời gian đó, họ cũng trải qua nhiều cung bậc xúc cảm, có khi phải tự vấn về con đường mình đã chọn, trách nhiệm của người làm thầy khi để xảy ra điều xấu. Tuy mỗi màn có một cái kết nhẹ nhưng sau cùng, trước khi tấm màn nhung khép lại, NSND Trần Ngọc Giàu đã tạo ra một cái kết mở để mỗi người phải day dứt, nghĩ suy nhiều hơn, khác hẳn với kịch bản gốc. Những nút thắt - mở được dàn dựng nhẹ nhàng, gọn gàng, bảo đảm khi mỗi màn kịch khép lại, người xem có thể rút ra được một điều gì đó có ích. Chẳng hạn, ở màn đầu, có thể thấy rõ ngôi trường chìm trong tệ nạn, đến màn hai, người xem đã có thể tự kết luận được là hai sinh viên ưu tú Thông và Linh không hư hỏng như lời đơm đặt và tới màn tiếp theo thì lột trần bộ mặt của những người “đội mác” người thầy là Long và Lan.

Với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng như: NSƯT Trung Anh vai thầy hiệu trưởng Trung, NSND Lan Hương vai cô giáo Nhân, nghệ sĩ Minh Hiếu vai hiệu phó Long và nghệ sĩ Phương Nga vai trưởng phòng đào tạo Lan. “Thầy và trò” là câu chuyện không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi nhà trường, mà còn có ý nghĩa và ảnh hưởng tới xã hội. Con người sinh ra những quy định nhưng đôi khi chính con người lại không tự rèn mình trong khuôn khổ của quy định. Có thể nói, vở kịch là một tiếng nói thẳng thắn, trực diện đối với những tồn tại của ngành giáo dục. Câu chuyện không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi nhà trường mà còn có ý nghĩa và ảnh hưởng tới toàn xã hội. 

DUY LINH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh