CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:42

Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Đột phá mới của ngành GD&ĐT

 

Trong 3 năm qua, với sự tham gia trực tiếp của nhiều nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu giáo dục, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông trong nước và quốc tế. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã được soạn thảo, trao đổi và chỉnh sửa rất nhiều lần.

Theo đó chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được kỳ vọng sẽ khắc phục những nhược điểm của chương trình cũ, làm thay đổi cách dạy, cách học, hướng đến việc phát triển cho học sinh không chỉ kiến thức, mà còn tập trung phát triển về phẩm chất và năng lực.

Tuân thủ quy trình xây dựng, Bộ GD&ĐT vừa công bố Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo) nhằm xin ý kiến rộng rãi để tiếp tục hoàn chỉnh.

 Giúp hình thành phẩm chất và năng lực học sinh

 Lần đầu tiên trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD&ĐT cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và năng lực cần đạt với những biểu hiện cụ thể theo từng cấp học. Đây là điểm mới mà các CT giáo dục lần trước chưa có.

Chương trình Giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm; những năng lực như: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Theo Bộ GD&ĐT, sau khi đã được ban hành chính thức, trong quá trình tổ chức thực hiện, chương trình vẫn được cán bộ quản lý, giáo viên, các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và những người quan tâm nhận xét, góp ý. Hằng năm, Bộ GD&ĐT tổ chức đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).

Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông, các nhà trường được phép (và được yêu cầu) xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục.

 

Bảng chi tiết Kế hoạch giáo dục trong dự thảo.


 Ngoài môn học bắt buộc còn có môn tự chọn 

 Theo dự thảo, giáo dục phổ thông là 12 năm, gồm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (tiểu học 5 năm và THCS 4 năm), định hướng nghề nghiệp (bậc THPT 3 năm). Chương trình có 8 lĩnh vực giáo dục: Ngôn ngữ và văn học, toán học, đạo đức - công dân, thể chất, nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ - tin học.

Các môn học sẽ tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới.  Hệ thống các môn học được thiết kế thống nhất giữa các lớp trước với lớp sau; tích hợp mạnh ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên.

Các môn học ở cả ba cấp học được chia thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Các môn học tự chọn gồm ba loại, tự chọn tuỳ ý (học sinh có thể chọn hoặc không chọn); tự chọn trong nhóm môn học (học sinh buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong chương trình); tự chọn trong môn học (học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học).

Trong cả cấp học trung học phổ thông, học sinh có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân. Tuy nhiên, các em bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định trong chương trình giáo dục.

 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thay đổi hoàn toàn cách đánh giá học sinh

Chương trình mới sẽ tạo cho học sinh năng động hơn, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện giải quyết vấn đề, có khả năng làm việc theo nhóm. 

Về mặt thiết kế chương trình giáo dục phổ thông lần này, ngoài các môn học tiếp tục phát huy thì có yêu cầu là tăng cường hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội là có hướng dẫn, hoạt động hướng tới những sáng tạo, hướng tới những trải nghiệm.

Cũng theo Thứ trưởng, trong chương trình cũ cũng có tính trải nghiệm như ngoài giờ lên lớp, có các hoạt động đoàn, đội… Chương trình mới có ngoại khóa, có thể thiết kế theo chương trình học, thiết kế theo nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục. Những loại thiết kế này sẽ do nhà trường phổ thông lựa chọn giảng dạy và có quy định thời gian cho các hoạt động này.

Mặc dù được thiết kế riêng nhưng trong từng môn học ở chương trình tổng thề này cũng phải coi trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vấn đề này do giáo viên xử lí. 

Cù Hòa

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh