CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:17

Sách giáo khoa nhiều “sạn”: Ai đền bù thiệt hại cho trí thức?

Những “hạt sạn” to đùng trong sách giáo khoa

Đọc sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 (tập 1), do NXB Giáo dục (Bộ GD&ĐT) phát hành năm 2003, phụ huynh và giáo viên nhặt ra rất nhiều sai sót. sót. Theo đó, từ bài 1 đến bài 27, các chữ đầu câu và tên người không được viết hoa.

Từ sau bài 28, cách sử dụng chữ viết hoa vẫn tùy tiện. Cụ thể, bài 56 (trang 115) sách viết: "Trai gái bản mường cùng vui vào hội", nếu viết đúng thì chữ "mường" phải viết hoa ("Mường") vì là danh từ riêng. Trong khi đó, các loài vật thì đều được viết hoa như Rùa, Khỉ, Kiến, Sên... nhưng cũng tùy tiện.

Chẳng hạn, trang "Một số bài học khác" thì việc viết hoa viết thường tùy hứng như "Sáo Sậu với châu chấu, cào cào, Sói và Cừu" (bài 43, trang 89), "Cừu" viết hoa còn "hươu, nai"... viết thường.

Cuốn SGK tập Tiếng Việt lớp 2 (tập 1) cũng gây xôn xao dư luận khi bài thơ "Thương ông" bị cắt nối khác bản gốc và cả đoạn trích đã quen thuộc với bao thế hệ học sinh. Trong sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2, bài thơ “Lượm” của Tố Hữu viết sai chính tả “Lúa trỗ đòng đòng”, thay cho viết đúng là “lúa trổ đòng đòng”...hình ảnh những trang SGK bị “sạn”

Anh Trần Đức, ở Linh Đàm, (Hà Nội) cho biết, trong SGK Tiếng Việt lớp 1 (tập 1), ở Bài 31 - Ôn tập (trang 64) có từ cho học sinh tập đọc tập viết là "trỉa đỗ". “Tôi là người miền Trung nên tôi hiểu từ “trỉa đổ” có nghĩa là gieo hạt đỗ nhưng đây là từ địa phương. Tôi đã rất ngạc nhiên khi SGK dùng từ địa phương để dạy các con. Mặc dù đã giải thích cho con hiểu từ trỉa đỗ, do rất băn khoăn nên những hôm đi đón con tôi thử hỏi các bố mẹ phụ huynh từ "trỉa đỗ" con chúng ta đang học có nghĩa là gì ?. Các bậc phụ huynh mỗi người giải thích một kiểu, nhưng chốt lại là 8/10 phụ huynh được khảo sát đều hiểu sai. Hầu hết đều cho rằng trỉa đỗ là hái đỗ!".

Chị Nguyễn Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) từng giật mình khi nghe con đọc thuộc lòng câu có trong đề cương: “Phụ nữ có thai nên làm gì? Ăn uống đủ chất; Không dùng chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma túy...; Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái; Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...;

Đi khám thai định kỳ ba tháng một lần; Tiêm văcxin phòng bệnh và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chị Dung than phiền: “Tôi hơi bất ngờ về nội dung cháu đang đọc, liền mở sách khoa học lớp 5: Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? (tr12) thì đúng là có nội dung đó thật, kèm theo một số hình ảnh minh họa”.

hình ảnh những trang SGK bị “sạn”

Hình ảnh những trang SGK bị “sạn”

Ảnh hưởng đến thế hệ trẻ

Sau khi xem nội dung SGK, chị Dung đã phải nói với con: “Chỉ cần ở lớp con nghe cô giáo giải thích là hiểu rồi, không cần học thuộc lòng cả câu như thế”.

Nhưng bé một mực khăng khăng: “Con phải học thật thuộc, nếu không ngày mai sẽ bị ghi vào lỗi vi phạm”. Kể lại câu chuyện này, chị Dung bức xúc nói: “Trẻ em bây giờ rất thiếu kỹ năng sống, tuy nhiên SGK phải biết cân nhắc nội dung nào các em  cần, nội dung nào chỉ là nói qua.

Người viết sách vẫn luôn có tư duy uyên bác mà không đặt học sinh ở vị trí trung tâm, xem các em cần gì để dạy cho chuẩn. Những kỹ năng sống SGK dạy xa rời thực tế nên không hấp dẫn học sinh, các em vẫn phải học nhiều mà thứ cần học thì lại thiếu”.

Theo chia sẻ của anh Trần Đức, SGK Tiếng Việt lớp 1 (tập 1) đã áp dụng hơn 10 năm, nhưng những “hạn sạn” to đùng kia vẫn không được sửa chữa. Dù lỗi ở khâu nào đi nữa, những cuốn SGK nhiều “sạn” được phát hành rộng rãi trên thị trường, tới tay hàng ngàn học sinh – những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, hình thành và hoàn thiện nhân cách là điều không thể chấp nhận được.

Chịu hậu quả về những “hạt sạn” đó không ai khác chính là học sinh. Điều này khiến các phụ huynh lo lắng, thậm chí nhiều người cho rằng học sách cải cách chưa biết hiệu quả ra sao, nhưng đã thấy rõ tình trạng viết sai chính tả, viết hoa không theo nguyên tắc, văn phạm lủng củng diễn ra khá phổ biến, kể cả ở những người trưởng thành.

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay, Luật Xuất bản không có quy định đâu là SGK, đâu là sách tham khảo, đâu là sách phục vụ học tập hoặc sách phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng? Luật Xuất bản chỉ quy định đó là xuất bản phẩm, có những nội dung phục vụ các đối tượng cụ thể.

Đối với SGK, đương nhiên phải tuân thủ theo chương trình giáo dục đã được Quốc hội phê chuẩn, còn sách tham khảo thì có rất nhiều loại, như: Tham khảo theo chương trình SGK phổ thông, sách tham khảo nâng cao, sách tham khảo dành cho giáo viên… Khi chưa có chuẩn nào quy định rõ quy trình xuất bản SGK với sách tham khảo, sách phục vụ học tập..., thì sẽ rất khó trong khâu kiểm duyệt.

Việc bất cập, lỏng lẻo trong khâu quản lý về bản thảo, cấp phép xuất bản được cho là nguyên nhân chính của những sai phạm trên. Tình trạng lỗi sai trong công tác biên tập của các nhà xuất bản diễn ra ngày càng tràn lan, nhiều chuyên gia nhận định nguyên nhân chủ yếu là do ngành xuất bản đang bị… lỗi hệ thống.

Khánh Vân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh