THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 07 NĂM 2024 06:52

Phòng chống xâm hại trẻ em trong trường học – Cần thiết và cấp bách

Cần xây dựng môi trường sư phạm trong lành, để cho trẻ thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Ảnh: Thuỳ Dương

Cần xây dựng môi trường sư phạm trong lành, để cho trẻ thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Ảnh: Thuỳ Dương

XHTE trong trường học xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau gồm: chửi mắng, dùng lời lẽ thô tục để làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp và trực tiếp XH các em. Đáng lo ngại hơn, người XH trẻ lại chính là những người được quyền dạy dỗ nhân cách cho các em, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ em.

Thời gian qua đã xảy ra một số vụ XHTE trong trường học, điển hình như tại tỉnh Bắc Giang có 2 vụ là một thầy giáo tại Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên có hành động không đúng mực với nhiều học sinh (HS) nữ lớp 5 và vụ nam thanh niên quen nữ sinh 15 tuổi qua mạng xã hội (Facebook), sau đó gọi điện hẹn gặp rồi khống chế cưỡng hiếp. Còn tại Biên Hòa (Đồng Nai) xảy ra vụ 2 nữ sinh trường THCS bị nhóm học chặn đường, đánh dã man. Rồi vụ nữ sinh ở Thanh Hóa bị nhóm bạn đánh gây thương tích nặng và vụ nữ sinh 12 tuổi, bị hai thiếu niên thay nhau khống chế hiếp dâm ở Nghệ An...

Thật đau lòng khi nạn nhân của những vụ XHTE phần lớn đang ở lứa tuổi vị thành niên. Nhà trẻ hay trường mầm non là nơi trẻ được dạy dỗ, giáo dục những năm đầu tiên trong cuộc đời. Song, ở môi trường hết sức trong lành này, vẫn có những trẻ thơ bị XH. Có cháu chỉ vì nghịch ngợm đã bị cô giáo tát vào mặt, khiến cháu bị tổn thương nặng nề; Có trẻ bị cô lấy sách ném sưng mắt, đánh tím người; Có trẻ khóc nhiều bị bảo mẫu nhét giẻ vào miệng. 

Qua một khảo sát ở 5 tỉnh thành phố cho thấy, ở gia đình và trường học, việc thầy cô giáo và người lớn sử dụng những biện pháp giáo dục nghiêm khắc kể cả bạo hành trẻ em vẫn còn khá phổ biến. 58,3% trẻ được phỏng vấn cho biết các em đã bị trừng phạt quát mắng, sỉ nhục, đánh đập… khi mắc lỗi. Những vụ việc bạo lực, XHTE tthường dẫn đến nhiều hệ lụy mà chúng ta không lường hết được. Những trẻ em bị XH đã phải sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, trầm cảm, chịu rất nhiều tổn thương, thậm chí có em đã tự tử.

XHTE ở trường học còn khiến học sinh, phụ huynh và cả xã hội mất niềm tin vào nhân cách của người thầy, nơi họ gửi gắm những kỳ vọng trong việc giáo dục, đào tạo con em mình.

Những giải pháp phòng chống XHTE trong trường học

Không hiếm những thầy cô giáo đã quan niệm, dùng lời trách mắng, hình phạt sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn. Họ không ý thức được hành động thô bạo mà người lớn đã ứng xử với các em, là vi phạm quyền trẻ em, gây hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho trẻ trước mắt và lâu dài. Học đường phải là nơi giáo dục cho học sinh hướng tới chân - thiện - mỹ. Giáo viên là người ảnh hưởng trực tiếp, là tấm gương mà các em luôn soi vào đó để noi theo.

Cô giáo như mẹ hiền. Ảnh: Thuỳ Dương

Cô giáo như mẹ hiền. Ảnh: Thuỳ Dương

Do vậy, không thể chấp nhận các hành vi đánh đập, hoặc tiếp tay cho người khác hành hạ học sinh, gây thương tích, thậm chí là XH tình dục và đe doạ đến tính mạng các em. Lý giải hiện tượng giáo viên bạo hành học sinh, một tiến sĩ tâm lí cho rằng, theo quy luật tâm lý hành động đó có thể là do học sinh quá nghịch ngợm, nói không nghe. Mặt khác chương trình học nặng, giáo viên dạy chay nhiều khiến học sinh chán, không chú ý nghe giảng… Nhưng đã là thầy không được phép hành xử như vậy, bởi hơn ai hết giáo viên phải là người có phẩm chất đặc biệt, có tính kiềm chế rất cao. Riêng ở môi trường học đường, với mỗi học trò có cá tính khác nhau, người thầy phải có cách ứng xử hết sức mềm dẻo, linh hoạt.

Tiêu chí đánh giá nhân cách người thầy vẫn là lòng yêu nghề, yêu trẻ và sự bao dung, độ lượng. Muốn giải quyết vấn nạn XHTE trong trường học, cần triển khai rộng rãi hơn nữa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Với thông điệp “Giáo viên mẫu mực - Học sinh thân thiện”, cần đặt mục tiêu hướng tới thay đổi hành vi, suy nghĩ và thái độ của người lớn đối với vấn đề trừng phạt, bạo lực trong học đường, để họ nhận thức được rằng, trường học thân thiện là mơ ước của trẻ em và chỉ có thể tạo ra trường học thân thiện bằng tình yêu thương, bằng sự thấu hiểu tâm lý của trẻ.

Theo một kết quả khảo sát của Bộ GD&ĐT tại Hà Nội và Hải Dương, có gần 80% học sinh cho ý kiến là các em có những vấn đề thầm kín, bức xúc cần bày tỏ. Vì vậy, công tác tư vấn tâm lý học đường cần phải triển khai ngay trong mỗi trường học. Có thể duy trì hòm thư “Điều em muốn nói”, khích lệ các em phản ánh những hành vi bạo lực, xâm hại để kịp thời ngăn chặn và phòng tránh. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tư vấn trong nhà trường đảm bảo công tác phòng, chống XHTE đi vào nề nếp và đạt kết quả như mong muốn.

Để trẻ mỗi ngày tới lớp là một ngày vui, trường học phải là nơi thực hiện tốt nhất quyền trẻ em. Thầy cô giáo hãy luôn gần gũi học sinh, để các em được chia sẻ mỗi khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống XHTE trong trường học, thông qua nhiều biện pháp thích hợp không phải chỉ là những giải pháp để khắc phục những hậu quả trước mắt mà phải có những giải pháp lâu dài. Việc phát hiện sớm các vụ việc trẻ em bị XH và tăng cường những quy định pháp lý đủ mạnh để răn đe những kẻ có hành động XHTE và hạn chế tối đa XHTE của giáo viên với học sinh là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 

Thùy Dương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

Ngày 26-9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã ra thông cáo báo chí cho biết bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ sự đánh giá cao trước việc mới...
2 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh