THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 07 NĂM 2024 12:59

Phối hợp liên ngành trong hoàn thiện chính sách và thực hiện quyền trẻ em

Empty

Các bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19; vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ; chủ động triển khai giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em; quan tâm tới công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt tai nạn đuối nước…

Nhiều mô hình, giải pháp, quy trình thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trẻ em đã và đang triển khai tại địa phương. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em, việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em tiếp tục được tổ chức theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, ngành về Luật Trẻ em, thực hiện quyền trẻ em tiếp tục được chú trọng, quan tâm thực hiện.

Ngoài ra, hoạt động kiểm tra liên ngành thực hiện Luật Trẻ em, quyền trẻ em tiếp tục được Ủy ban Quốc gia về trẻ em quan tâm chỉ đạo thực hiện; hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em tiếp tục được tăng cường thực hiện củng cố, kiện toàn; thực hiện hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng hơn trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. 

Đối thoại chính sách_Sáng kiến do trẻ khởi xướng

Phóng viên Vì trẻ em đã có cuộc trao đổi với bà Phan Thị Kim Liên, Quản lý Chương trình Kỹ thuật về Bảo vệ và Sự tham gia của Trẻ em, World Vision Việt Nam về công tác bảo vệ trẻ em.

PV: Thưa bà, bà có thể điểm qua một số thành tựu nổi bật trong công tác BVTE năm 2022?

Bà Phan Thị Kim Liên: Trong năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác BVTE. Trong đó, các thành tựu nổi bật nhất bao gồm:

Các văn bản chính sách, pháp luật, chỉ đạo điều hành về công tác trẻ em được cập nhật và ban hành kịp thời nhằm (1) hoàn thiện các khoảng trống trong chính sách liên quan đến trẻ em và (2) đôn đốc, hướng dẫn các địa phương và các đơn vị chức năng liên quan thực hiện công tác bảo vệ trẻ em và giải quyết các vấn đề nóng về trẻ em (phòng chống xâm hại, bạo lực– bao gồm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, tai nạn đuối nước ở trẻ em …). Một số văn bản nổi bật có thể kể đến: Quyết định 23 - Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định 830 - Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025; Quyết định 782 - Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở các chương trình này, các tỉnh thành ban hành Kế hoạch của địa phương thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 và có Kế hoạch, chương trình hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022.

Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về Quyền trẻ em và các chủ đề về phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống đuối nước, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, phòng ngừa lao động trẻ em đã được thúc đẩy mạnh mẽ…

Bà Phan Thị Kim Liên, Quản lý Chương trình Kỹ thuật về Bảo vệ và Sự tham gia của Trẻ em, World Vision Việt Nam.

Bà Phan Thị Kim Liên, Quản lý Chương trình Kỹ thuật về Bảo vệ và Sự tham gia của Trẻ em, World Vision Việt Nam.

PV: Để trẻ em được chăm sóc, bảo vệ một cách tốt nhất trong thời gian tới, chúng ta nên tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể gì?

Bà Phan Thị Kim Liên:  Việt Nam có thể tập trung vào các vấn đề và nhiệm vụ sau như:

• Tình trạng xâm hại trẻ em dưới nhiều hình thức phức tạp, nhất là bạo lực trẻ em trong gia đình, ở trưởng học, bạo lực trên môi trường mạng

• Một bộ phận trẻ em phải đối mặt với trình trạng đói nghèo và ít tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ và dịch vụ cơ bản: nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có cha mẹ đi làm xa nhà và trẻ em khuyết tật.

• Việc thông tin, tố giác các vụ việc trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại ở một số địa phương còn hạn chế và thiếu hiệu quả

Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung hơn nữa tới các công tác:

• Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Đồng thời, có hướng dẫn cụ thể tới các địa phương về việc triển khai chính sách, pháp luật

• Củng cố và phát triển hệ thống dịch vụ về bảo vệ trẻ em đảm bảo việc phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp cho các trẻ em bị xâm hại và có nguy cơ bị xâm hại.

• Thúc đẩy Chính phủ và địa phương tăng cường phân bổ ngân sách và nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ trẻ em, phát triển và kiện toàn đội ngũ làm công tác xã hội cấp cơ sở, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác trẻ em.

• Nâng cấp hệ thống Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để quản lý, theo dõi và đốc thúc quá trình hỗ trợ, can thiệp; mở rộng các kênh báo cáo theo hình thức online.

• Đổi mới, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em cho người dân và xã hội, từ đó xây dựng môi trường sống trực tuyến và ngoại tuyến an toàn, thân thiện cho trẻ

• Thiết kế và tiếp tục triển khai các chương trình, giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại, phòng ngừa tai nạn đuối nước, bảo vệ trẻ em trên mạng, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em.

Lời chúc từ World Vision Việt Nam cho trẻ em Việt Nam

• Chúc cho tất cả trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam được sống một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.

• Chúc cho quyền của trẻ em được tôn trọng và thực thi có trách nhiệm

• Chúc cho trẻ em gái và trẻ em trai ở Việt Nam được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bạo lực và được tham gia vào các quá trình ra quyết định

• Chúc cho trẻ em gái và trẻ em trai ở Việt Nam được tiếp cận giáo dục và các dịch vụ bảo vệ có chất lượng

• Chúc cho trẻ em gái và trẻ em trai ở Việt Nam được sống trong một xã hội, công bằng, bình đẳng và hòa nhập để “không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”.

PV: World Vision Việt Nam sẽ ưu tiên những hoạt động gì cho trẻ em Việt Nam trong năm 2023, thưa bà?

Bà Phan Thị Kim Liên: Trong chiến lược 2023 - 2027, WVV sẽ tiếp tục đồng hành với các đối tác địa phương và trung ương thực hiện các mô hình và can thiệp nhằm thúc đẩy an sinh trẻ em, đặc biệt BVTE khỏi các hình thức xâm hại bạo lực, bạo lực trên môi trường mạng, phòng chống nguy cơ lao động trẻ em, nguy cơ bị mua bán, thông qua:

- Nâng cao năng lực và tiếng nói cho trẻ em trai và trẻ em gái thông qua: chương trình bồi dưỡng kỹ năng sống và giá trị sống (IMPACT+, Dám khám phá), tập huấn các chủ đề về an toàn mạng, sức khỏe tâm thần, tai nạn thương tích, dinh dướng và sức khỏe sinh sản

- Tăng cường tiếng nói và sự tham gia của trẻ em thông qua các sáng kiến do trẻ khởi xướng, thiết lập các nền tảng cho trẻ đối thoại và vận động chính sách tới những người ra quyết định, về những vấn đề của chính mình

- Tạo cơ hội để trẻ em và cha mẹ xây dựng mối quan hệ tích cực thông qua xây dựng các nền tảng thúc đẩy trẻ em đối thoại, tương tác với cha mẹ, cha mẹ được tập huấn về “Kỷ luật tích cực”, “Gia đình toàn mỹ” và các kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em

- Tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam thông qua việc hợp tác với chính quyền địa phương xây dựng và thực hành cơ chế báo cáo và chuyển tuyến, hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho Ban Bảo vệ trẻ em, tập huấn và thúc đẩy dịch vụ Bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng vãng gia. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực của giáo viên để cải thiện dịch vụ hỗ trợ trẻ em trong trường học

- Tham gia đóng góp xây dựng luật pháp chính sách, đảm bảo thực thi hiệu quả luật pháp chính sách cấp tỉnh và trung ương liên quan đến trẻ em. Hỗ trợ, nâng cao năng lực và thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

Cam kết của World Vision Việt Nam:

• Chúng tôi quý trọng con người, trong đó có trẻ em trai và trẻ em gái

• Chúng tôi cam kết phục vụ người nghèo

• Chúng tôi có trách nhiệm với nguồn lực được giao phó

• Chúng tôi là đối tác bình đẳng – chúng tôi phục vụ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, dân tộc hay giới tính

• Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp.

Thảo Vân (Thực hiện)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

Ngày 26-9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã ra thông cáo báo chí cho biết bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ sự đánh giá cao trước việc mới...
2 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh