THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:05

Xem lại các thành tố trong giáo dục Việt Nam

 

Thế giới nói nhiều đến 4 thành tố của Giáo dục, chính là mô hình KABS, viết tắt từ 4 chữ cái đầu của tiếng Anh: kiến thức (Knowlede), kỹ năng (Skill), hành vi (Behaviour), thái độ (Attitude). Làm tốt 4 thành tố này sẽ tạo nên nhân cách con người.

Nói gọn lại là 3 thành tố rất quan trọng của giáo dục: kiến thức, kỹ năng và thái độ (còn hành vi có thể đưa vào thái độ, bởi vì hành vi thường là biểu hiện của thái độ).

 

Ảnh minh họa.

 

Được biết, khi soạn giáo án, nói về mục tiêu một bài giảng, bao giờ giáo viên cũng phải nghiên cứu rất kỹ bài giảng và phải nêu cho được trong giáo án: qua bài giảng đạt được mục tiêu gì về kiến thức, mục tiêu gì về kỹ năng và mục tiêu gì về thái độ (những điều này đã được học rất kỹ càng trong môn phương pháp giảng dậy trong Trường Đại học Sư phạm).

Hình như trong thay đổi cách học, cách dạy hiện nay mới chỉ quan tâm nhiều đến kiến thức, tức là mới chỉ được một trong ba, còn kỹ năng ít quan tâm và thái độ thì càng ít nữa. Trong tổng kết UNECO về thành công của mỗi con người: Kiến thức 4% + Kỹ năng 26% + Thái độ 70%.

Như vậy nếu trên nghế nhà trường chỉ quan tâm đến kiến thức, mà bỏ qua kỹ năng và thái độ thì đương nhiên nhân cách hình thành sẽ méo mó, lệch lạc, không thành hình hài. Giao thoa của 3 thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ tạo nên năng lực của mỗi cá nhân để có thể ứng phó với mọi điều trong cuộc đời. Như giáo sư Herbert Spencer từng nói: “Mục đích tối thượng của giáo dục không phải là kiến thức mà là hành động”. Tiến sỹ John G.Hibber đã khẳng định: “Thước đo sự giáo dục của một con người chính là khả năng ứng xử của anh ta trước những tình huống của cuộc sống”.

Điều đó càng thấy rằng khi học sinh nhìn thấy các bạn đánh nhau sẽ ứng xử thế nào: đứng nhìn, cổ vũ hay can ngăn đều do từ giáo dục. Khi tắc đường: từ tốn nhường nhau, hay chen lấn, xô đẩy, đi lên vỉa hè đều liên quan đến giáo dục.

Giáo dục hiện nay, mọi người đều biết theo chương trình VNEN chắc là thất bại, vì áp dụng một cách máy móc vào Việt Nam. Bởi vì Dự án VNEN (Ngôi trường học mới Việt Nam), bắt nguồn từ Trường học mới (Escuela Nueva) của Colombia, nam Mỹ do bà Vicky Colbert sáng lập năm 1975 để áp dụng cho vùng nông thôn. Rất tiếc tại Nhật Bản có nền giáo dục tốt, rất gần với Việt Nam mà lại không được học tập và áp dụng.

Tôi cho rằng, bắt đầu từ người thầy, thầy phải giỏi (ít nhất là biết mười dạy một). Không phải bài học nào cũng dạy theo nêu vấn đề hay thảo luận nhóm… Tùy từng môn, tùy từng bài, cho phép tổ trưởng chuyên môn phê duyệt xem bài đó dạy theo phương pháp nào: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, cùng tham gia… hay tổng hợp các phương pháp, miễn là như trên tôi đã nói bài đó phải đạt được ba mục tiêu rõ ràng về kiến thức, kỹ năng và thái độ và ba mục tiêu này nêu ra phải được đồng nghiệp tâm phục khẩu phục.

Giáo dục Việt Nam vẫn chạy theo thành tích, chẳng hạn đi thi quốc tế, ta thường có đội tuyển “gà nòi” rồi luyện thi. Ngay cả Mỹ và Canada cũng không cần như vậy: năm nay cử bang này cho học sinh đi thi, sang năm lại chọn bang khác đi thi. Đã đến lúc phải đi vào thực chất, các em học sinh chọn Khối nào, Ban nào, tự nhiên hay xã hội, hoàn toàn do năng khiếu và sở thích của các em, bố mẹ và thầy cô chỉ là người định hướng, chỉ khi nào các em học đúng ngành, đúng nghề mà các em thích, các em mới giỏi, mới say mê, mới sáng tạo được khi đó mới có cơ hội làm giàu cho bản thân, gia đình, cho quê hương và đất nước.

 

Thạc sĩ ĐÀO THỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
2 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh